Ông bà ta có câu “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh“, vì thế đừng quá khắt khe với cuộc sống người khác. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ý nghĩa câu thành ngữ và thông điệp người xưa muốn gửi gắm.

Đi tìm điển tích ra đời thành ngữ
Nói về “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh“, tác giả Tiêu Hà Minh có viết trong cuốn “Đi tìm điển tích thành ngữ” như sau:

Trước khi tạo hóa nặn ra con người thì đã có cây cối đủ loại rồi. Nhưng ngặt một nỗi, các loại cây cùng chung một màu hoa làm cho cảnh sắc đâu đâu cũng giống nhau. Hơn nữa. cây to cũng như cây cỏ nhỏ bé mọc ở ven rừng, cánh hoa cũng bằng nhau chằn chặn. Rồi hương hoa cũng vậy, đâu đâu cũng một mùi giống nhau chẳng có gì là hấp dẫn.
Vì hoa giống nhau nên loài cây sao phát tán, gây giống sinh trưởng được? Chúng đã nhờ ông, bướm mời thần Tạo Hóa xem xét giúp.
Thần Tạo Hóa bay xuống trần gian, đi khắp trái đất, quả thấy đâu đâu cũng chỉ một loài hoa. Vốn đa cảm, thần Tạo Hóa thấy trái đất trùng trùng điệp điệp các loại cây nhưng hương sắc thì nhạt nhòa, đơn điệu nên đã triệu các loại cây lớn, bé đến phán:
– Quả thật là cây cối trần gian phong phú. Nhưng cứ thế này thì rồi trái đất cũng lụi tàn, câu cối chúng mày không phát dục được. Hơn nữa đơn điệu quá, chỉ một màu, chỉ một mùi hương. Ta có sáng kiến thế này, các ngươi dồn hết hoa của các người lại, ta pha thêm màu sắc, rỏ nước thơm vào rồi tạo hoa cho các loài cây các ngươi.
Các loại cây trên trái đất đều nghe theo, gom hết hoa lại đựng cả trời mây mới hết. Thần tạo hóa sai các thần linh dưới quyền pha màu rồi đổ nước thơm vào. Sau đó, lệnh cho gió thổi cả trời mây hoa xuống trần thế. Rồi thần ra lệnh mỗi cây chỉ được lấy một loài hoa. Trần thế đang âm u, bỗng nhiên rực rỡ. Cây cối xòe lá, xòe ngọn ra đón hoa. Thế là cả thế gian bừng lên muôn màu muôn sắc.
Tuy vậy, do thần trộn màu không đều và vẩy nước không đều nên cây to trên cao thì hoa nhỏ, cây dưới thì hoa to. Thần Tạo Hóa đứng trên mây nhìn xuống, cười:
– Mỗi cây mỗi hoa, muôn trời rực rỡ.
Rồi thần bay về trời.
Giải thích thành ngữ “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”
Từ câu chuyện của tác giả Tiêu Hà Minh, ta có thể hiểu ý nghĩa thành ngữ “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” như sau:

Ý nghĩa thành ngữ “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”
“Mỗi cây mỗi hoa” là mỗi loại cây có một đặc điểm màu sắc, hương thơm khác nhau, không cây nào giống cây nào. Điều này giúp cho thiên nhiên trở nên rực rỡ, mùa nào cũng có hoa thơm. Và mỗi loại hoa cũng dùng hương thơm, màu sắc của mình để tô điểm cho đời. Không có hoa nào giống hoa nào. Vì thế, ta không thể so sánh hơn kém vẻ đẹp của chúng.
“Mỗi nhà mỗi cảnh” ý nói mỗi nhà (gia đình) có hoàn cảnh khác nhau, không nhà nào giống nhà nào. Có nhà sẽ giàu sang, có nhà khó khăn, có nhà vui vẻ, có nhà lại buồn bã. Điều này tạo nên một xã hội đa dạng. Tuy vậy, cũng không có hình mẫu nào cho một gia đình là “hoàn hảo”. Chúng ta cũng không thể bắt ép nhà này giống nhà kia vì mỗi gia đình có hoàn cảnh và lối sống khác nhau.
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” nói về hoàn cảnh sống, văn hóa của mỗi gia đình. Mỗi nhà sẽ có một cuộc sống riêng biệt. Không ai có thể thay người khác sống cuộc đời của họ. Cũng không ai có thể thay bạn sống cả một đời. Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra cũng như không thể quyết định nơi người khác sống.
Câu thành ngữ là lời nhắc nhở không nên phán xét cuộc sống của người khác. Hãy luôn tôn trọng sự riêng tư của mọi người xung quanh mình. Nếu cứ mải chạy theo người khác, chúng ta sẽ không thể sống trọn vẹn cuộc đời của mình. Cùng với đó, hãy tận hưởng không gian sống của bản thân thay vì chạy theo người ngoài. Vì biết đâu, chính những người đó cũng đang mong muốn được sống một đời như bạn?
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” trong tiếng Anh
Trong tiếng anh, thành ngữ “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” được dịch là:
“Different trees have different flowers, different families have different situations/ Every family goes through its own problems”.
Câu này hiểu là: Những cây khác nhau có hoa khác nhau. Các gia đình khác nhau có hoàn cảnh khác nhau.
Như vậy, dù ở ý nghĩa tiếng Việt hay tiếng Anh, đều có ý nói về hoàn cảnh sống khác biệt của mỗi gia đình. Đó là điều dễ hiểu vì mỗi nơi có một cuộc sống riêng biệt, mục tiêu riêng biệt không giống nhau.
Thông điệp – Bài học rút ra từ câu thành ngữ
Có một điều dễ thấy rằng, không ai có thể chọn nơi mình sinh ra. Hoàn cảnh sống của mỗi người cũng không giống nhau. Mỗi cá nhân đều có một “sứ mệnh” khi đến với cuộc sống. Không ai có thể thay thế điều đó. Câu thành ngữ “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” mang đến những thông điệp ý nghĩa về việc nhìn nhận, thấu hiểu người khác.

Tôn trọng không gian sống của tất cả mọi người
Không ai có quyền thay đổi hay phán của người khác vì bất kỳ lý do nào. Việc tôn trọng mọi người cũng chính là tôn trọng chính mình. Bởi lẽ, ngoài bản thân mình, không ai có thể thấu hiểu được cảm xúc, tâm lý mà chúng ta đã và đang trải qua. Cũng không ai có thể hiểu được những khó khăn, vất vả mà mình gặp phải. Chỉ có người trong cuộc mới biết học cần hành động, thay đổi như thế nào.
Không phán xét, bình phẩm, chê trách cách sống của người xung quanh. Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật. Những gì mắt ta thấy chưa chắc đã đúng hoàn toàn. Hãy tìm hiểu lý do, ngọn ngành câu chuyện thay vì phán xét, chê bai người khác một cách vô lý.
Không so sánh bản thân với người khác
Không ít người luôn sống trong cảnh so sánh mình với người khác. Nào là muốn xinh đẹp, cao to như người kia. Nào là muốn giàu có, đi xe đẹp, ở nhà to như người khác. Có người lại thấy mình luôn không bằng mọi người xung quanh về mọi thứ… Tất cả những sự so sánh này đều trở nên khập khiễng và khiến cho cuộc sống trở nên mệt mỏi, chán nản.
Cuộc sống là một thước phim đầy màu sắc như câu “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”. Mỗi chúng ta là “nhân vật” tạo nên thước phim đó, không ai giống ai. Mỗi người sẽ có một môi trường sống khác nhau, một thế mạnh riêng mà người ngoài không có được. Thay vì đi so sánh và ngưỡng mộ cuộc sống của mọi người, hãy tự cố gắng tạo nên một cuộc đời rực rỡ và đầy màu sắc cho chính mình.
Liên hệ tục ngữ, ca dao đồng nghĩa
Một số câu ca dao, tục ngữ đồng nghĩa với thành ngữ “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” như:

- Ở trong chăn mới biết trăn có rận.
- Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngong.
- Tốt mã giẻ cùi.
- Chứ thấy sáng lóa mà tưởng là vàng.
- Xanh vỏ đỏ lòng.
- Họa mặt họa bì nan họa cốt.
- Cái áo không làm nên thầy tu.
Kết luận
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” là câu thành ngữ ý nghĩa về việc thấu hiểu hoàn cảnh sống của mỗi người. Qua bài viết này, hi vọng rằng chúng tôi mang đến một góc nhìn đầy đủ, đa chiều cho bạn đọc về ý nghĩa, thông điệp của câu nói đó. Và mong rằng, mỗi người đều có một sống trọn vẹn, bình an và “rực rỡ” theo cách riêng của mình.