Thành ngữ “Nước chảy chỗ trũng” có nguồn gốc từ một quy luật của tự nhiên. Nó được người dân Việt Nam sử dụng với ngụ ý của cải, lợi lộc dễ dàng rơi vào tay kẻ giàu có.

Ý nghĩa của thành ngữ Nước chảy chỗ trũng
Cách nói đậm chất dân gian này thể hiện rõ một quy luật trong tự nhiên. Nước là chất lỏng, chịu tác động bởi lực hấp dẫn của Trái Đất nên sẽ chảy từ chỗ cao xuống thấp.
Do đó, ở những vùng trũng và thấp, nước sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Vì vậy, nếu hiểu theo nghĩa đen thì câu thành ngữ “Nước chảy chỗ trũng” thể hiện một quy luật tất yếu trong tự nhiên từ hàng ngàn năm.
Thế nhưng, nếu xét về phương diện nghĩa bóng của thành ngữ này thì những người giàu chính là “chỗ trũng”. Tầng lớp ấy sẽ ngày càng trở nên giàu có bởi bao nhiêu của cải hay vật chất đều “chảy” vào túi họ.
Ngoài ra, “Nước chảy chỗ trũng” còn mang một nét nghĩa khác, đề cập đến vấn đề lớn lao hơn. Ấy là nó ám chỉ sự phân cấp tầng lớp giàu nghèo trong xã hội.
Bên cạnh câu thành ngữ này, kho tàng văn học dân gian cũng còn nhiều cách nói khác mang ý nghĩa tương tự như “Của cải vào cả nhà giàu” hay “Nhà giàu tham việc, nhà nghèo tham ăn”.
Thành ngữ Nước chảy chỗ trũng và câu chuyện cùng tên
Thành ngữ “Nước chảy chỗ trũng” còn gắn liền với một câu chuyện xưa được lưu truyền phổ biến trong lời ăn tiếng nói nhân dân. Nó xoay quanh vụ kiện tụng gay gắt giữa thần nước và thần mây.
Trong cơn tức giận, thần nước châu rằng thần mây không công bằng, khiến trần gian chỗ thì nắng gắt, nơi lại râm mát. Khi nghe xong, thần mây ra sức giải thích chẳng còn cách nào khác vì bị phụ thuộc vào gió, hơn nữa chính thần nước đã cưỡi lên mình làm che lấp nắng của hạ giới.
Sau khi hiểu ra mọi chuyện, lò giới mới ôn tồn giảng giải rằng thần nước chỉ muốn mang lại sự công bằng cho hạ giới, nơi nào cũng có nắng và mưa đều nhau. Thế nhưng điều này lại vô tình làm tổn thương thần mây, khiến ngài đồng ý trong tức giận.
Thế rồi thần mây sà xuống thấp để nước tích tụ nặng dần rồi rơi khắp hạ giới. Thần nước ra sức làm mưa với mong muốn mọi nơi đều có nước, cuộc sống nhân dân ấm no.
Tuy nhiên, mọi thứ đã diễn ra trái ngược với nguyện vọng của thần mưa khi nước cứ từ nơi cao chảy xuống thấp. Điều này khiến cho chỗ cao thì thiếu nước, vùng trũng lại không bao giờ vơi cạn.
Thành ngữ Nước chảy chỗ trũng và tiểu thuyết Bước đường cùng
Nguyễn Công Hoan để lại ấn tượng trong tâm trí độc giả bởi một giọng văn lạnh lùng và trào phúng. Hầu hết đứa con tinh thần của ông đều nhuốm màu hiện thực với nhiều số phận cơ cực, bần cùng.
Tiểu thuyết Bước đường cùng nằm trong số sáng tác nổi bật, làm nên tên tuổi Nguyễn Công Hoan. Nó được chấp bút vào năm 1938, thể hiện tình cảnh cơ cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Dưới ngòi bút văn sĩ, người nông dân hiện lên với dáng vẻ nghèo nàn, bất lực đến tuyệt vọng. Dù có ra sức làm lụng thì họ vẫn không thể thoát khỏi nghịch cảnh, mãi chỉ là công cụ làm giàu của tầng lớp thống trị.
Trong đứa con tinh thần này, Nguyễn Công Hoan đã lật tẩy bộ mặt xấu xa, tham lam của bọn địa chủ mà tiêu biểu là Nghị Lại. Hắn dùng các thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt nhà cửa và đất đai, đẩy người nông dân tên Pha vào bước đường cùng.
“Nghị Lại giàu có một cách hỗn láo. Tiền, thóc, ruộng, nhà của người khác lọt vào tay ông dễ dàng như trở bàn tay.” – Tên Nghị Lại không từ thủ đoạn để cướp bóc tài sản của người khác, đặc biệt là tầng lớp nông dân thấp cổ bé họng
Hắn nổi tiếng là kẻ có nhiều của cải, sở hữu căn dinh thự lớn nhất nhì trong vùng. Thế nhưng tên địa chủ này không bao giờ cảm thấy hài lòng mà luôn tìm cách cướp bóc, vơ vét tài sản của những người nông dân ít học và cả tin.
Trong xã hội đương thời, có không ít những kẻ xấu xa và tham lam như Nghị Lại. Bọn họ bóc lột những người yếu thế đến sức cùng lực kiệt vì vậy ngày càng trở nên giàu có, tương tự ý nghĩa thành ngữ “Nước chảy vùng trũng”.
Thông qua tiểu thuyết Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã cất lên tiếng khóc xót thương dành cho tầng lớp nông dân. Đồng thời, ông cũng lên án tố cáo những thế lực xấu xa chỉ biết làm giàu dựa trên máu và nước mắt của kẻ khác.
Bọn quan lại nước chảy chỗ trũng trong Truyện Kiều
Tên tuổi bậc đại thi hào dân tộc Nguyễn Du gắn liền với tuyệt tác Truyện Kiều. Thông qua cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều, ông đã tái hiện và lên án chế độ phong kiến thối nát, coi trọng đồng tiền.
Thông qua lời miêu tả của văn sĩ, Thúy Kiều hiện lên với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” và thông thạo cả cầm kỳ thi họa. Nàng vốn là một tiểu thư đài cát, sống những tháng ngày êm đềm bên gia đình.
Thế nhưng chỉ vì lời vu oan giá họa vô căn cứ của một thằng bán tơ, nàng đã mất đi tất cả. Mặc cho gia đình Thúy Kiều ra sức giải thích, bọn sai nha cùng những tên quan lại vẫn không nghe mà ngược lại, chúng còn dọa nạt và tống tiền.
“Tính bài lót đó luồn đây
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.” – Bản chất vô lại, tham lam của tầng lớp cầm quyền trong Truyện Kiều
Thông qua chi tiết này, Nguyễn Du đã lật tẩy bộ mặt ích kỷ, tàn ác đến tàn bạo của thế lực quan lại cầm quyền trong xã hội đương thời. Cách hành xử vô nhân tính ấy xuất phát từ lòng tham không đáy, ra sức bóc lột nhân dân đậm chất “nước chảy chỗ trũng”.
Do đó, tầng lớp thống trị vốn giàu thì càng thêm giàu còn những kẻ yếu thế lại bị áp bức đến mức tuyệt vọng. Chính điều này cũng đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo, khiến cuộc sống người dân trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, khổ đau.