“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là câu tục ngữ quen thuộc ở kho tàng văn học dân gian nói về tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã làm như thế nào để mang đến bài học, thông điệp ý nghĩa như vậy? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nội dung của câu tục ngữ ngay bây giờ.

Phân tích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Tại sao lại nói “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”? Câu tục ngữ này đã sử dụng biện pháp tu từ nào để gợi nên giá trị nhân văn đằng sau đó?

Hình ảnh “cây” và “núi” trong câu tục ngữ
Người xưa đã vận dụng rất khéo léo hình ảnh cây và núi chỉ trong 2 câu để gợi lên hai hình ảnh hoàn toàn đối lập nhau. Hình ảnh “một cây” chỉ số lẻ, bé, đơn độc. “Ba cây” là số nhiều, đông đảo, có sự gắn kết. “Non” và “núi” cùng chỉ một hình ảnh. Nếu như “một cây” đơn độc không tạo nên điều gì thì ba cây hoàn toàn có ý nghĩa ngược lại. “Ba cây” tạo nên một ngọn núi cao, lừng lững giữa bầu trời.
Như vậy, khi sử dụng hình ảnh đối lập về số cây trong câu tục ngữ, người xưa có ý nói: Nếu như cây đơn độc thì khó mà tạo nên ngọn núi cao. Nhưng khi có nhiều cây “chụm lại” thì chắc chắn sẽ làm được điều đó. Vì đơn giản, một ngọn núi hùng vĩ sẽ phải được tạo nên từ cả một cánh rừng bao la nhiều cây.
Ý nghĩa của “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Với cách sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, câu tục ngữ trên là lời dạy về tinh thần đoàn kết. Một cây và 3 cây tượng trưng cho một người và nhiều người. Ngọn núi chính là thành quả quả tinh thần đoàn kết tạo nên. Tinh thần đoàn kết chính là “chìa khóa” để tạo nên mọi sự thành công. Khi một nhóm người có chung lý tưởng, chí hướng, thì khó đến đâu nếu cùng nhau thực hiện cũng sẽ hoàn thành. Ngược lại, nếu như chỉ có một mình, những việc cần sức mạnh của đông người sẽ không thể thành công.
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” còn nói lên tinh thần đại đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Nhờ có lòng đoàn kết quyết tâm như vậy mà chúng ta mới có một Việt Nam như ngày hôm nay. Đây chính là bài học mà bất kỳ ai cũng phải nhớ nếu bạn muốn thành công.
Tinh thần đoàn kết dân tộc từ xưa đến nay như thế nào?
Nói về tinh thần đoàn kết thì chắc chắn Việt Nam là đất nước nổi bật ngàn đời nay. Và tinh thần đoàn kết như câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” được thể hiện rất rõ qua nhiều thời khía cạnh.

Trong đấu tranh bảo vệ đất nước
Là một đất nước trải qua nhiều lần bị xâm lược, tinh thần đoàn kết đấu tranh được thể hiện rất rõ qua công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Từ thời đại phong kiến đến khi Pháp, Mỹ xâm lược, đoàn kết luôn là yếu tố cùng với lòng yêu nước tạo nên lịch sử hào hùng. Và qua các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, chúng ta hoàn toàn tự hào về sự đoàn kết của người dân nước mình.
Trong xây dựng và phát triển đất nước
Sau khi bảo vệ thành công chủ quyền lãnh thổ, xây dựng đất nước phát triển cũng cần yếu tố đại đoàn kết dân tộc rất nhiều. Nếu như lãnh đạo là người đưa ra chủ trương phát triển, xây dựng đất nước thì chính sự đoàn kết từ nhà nước đến nhân dân là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công. Nhờ có sự đoàn kết một lòng, ta mới có thể vượt qua được khó khăn, gian khổ mà phát triển đất nước giàu và đẹp hơn.
Làm sao để duy trì sự đoàn kết trong tập thể?
Nếu như tạo được tinh thần “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khó một thì duy trì nó khó hơn mười, trăm lần. Và để duy trì, phát triển tinh thần đoàn kết, dưới đây là một số điều lưu ý:
- Luôn có người đứng đầu duy trì một tập thể lớn để đảm bảo đường lối đúng đắn nhất.
- Luôn đảm bảo sự công bằng cho mọi cá nhân trong tập thể.
- Rõ ràng nhiệm vụ, công việc của mỗi thành viên.
- Luôn lắng nghe ý kiến của mọi người để tạo nên một khối đại đoàn kết vững chắc.
- Động viên cả về vật chất lẫn tinh thần để củng cố tốt nhất niềm tin vào tập thể đoàn kết.
Liên hệ ca dao, tục ngữ cùng nội dung
Để có thể phát huy mạnh mẽ sức mạnh của đoàn kết thì ngoài câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” còn có rất nhiều câu nói khác có nội dung cổ vũ tinh thần này. Ví dụ:

- Ngựa chạy có đàn, chim bay có bạn.
- Góp gió thành bão
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
- Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết
- Một hòn chẳng đắp nên non./ Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Cả bè hơn cây nứa
- Thiếu cơm thiếu áo chẳng màng. Thiếu tình đoàn kết, xóm làng không vui.
- Bẻ đũa không bẻ cả nắm.
Ngoài ra, còn có rất nhiều câu nói nổi tiếng về tinh thần đoàn kết:
- Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công, – Hồ Chí Minh.
Lời kết
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” có thể nói là lời dạy vô cùng xác đáng về tinh thần đoàn kết. Một cá nhân không thể đi xa nếu không đoàn kết với người khác trong tập thể. Một tập thể không thể bền vững nếu không đoàn kết. Một dân tộc không thể tồn tại và phát triển nếu không đoàn kết giữa người dân. Và hơn ai hết, chúng ta luôn tự hào vì được sống ở một đất nước đoàn kết như vậy.