Có câu “Qua cầu rút ván” là lời dạy vô cùng xác đáng cho những kẻ sống vô ơn, ích kỷ, bội bạc. Với lối nói ẩn dụ, người xưa đã chỉ dạy vô cùng chính xác những bài học mà làm người tốt cần biết. Cùng bài viết sau đây phân tích và rút ra bài học từ câu thành ngữ trên.

Ý nghĩa câu “Qua cầu rút ván” là gì?
Câu “Qua cầu rút ván” sử dụng hình ảnh một cách khéo léo, ngắn gọn nhưng mang hàm ý vô cùng sâu xa. Để hiểu rõ ý của câu nói này, hãy cùng phân tích nội dung nghĩa đen, nghĩa bóng của câu đó.
- Nghĩa đen câu thành ngữ: Ván được dùng làm một cây cầu đơn giản để đi qua sông, qua hào. Thông thường, chiếc ván này sẽ được đặt đúng vị trí chứ không phải ai đi qua cũng rút bỏ. Tuy nhiên, người đi trước lại đi qua rồi rút bỏ ván để người đi sau không thể qua được. Đây là một hành động ích kỷ và chỉ biết sống cho bản thân của mình.
- Nghĩa bóng câu thành ngữ: Từ hình ảnh của “Qua cầu rút ván” có thể nói đây là cách nói ẩn dụ vô cùng quen thuộc trong văn học xưa nay. Từ đó, câu thành ngữ là lời phê phán những người sống thiếu trách nhiệm, sống ích kỷ, sống không nghĩ cho người khác. Đây là những người chỉ biết nhận sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, khi đã đạt được mục đích lại quên đi ơn nghĩa mà cho đó là trách nhiệm của người giúp đỡ mình.

Câu tục ngữ “qua cầu rút ván” là lời phê phán mạnh mẽ những kẻ sống vô ơn, bội nghĩa, sống không quân tử và nghĩ cho những người khác. Đó là một lối sống thiếu trách nhiệm và tinh thần quân tử, không có đạo đức. Đây cũng chính là bài học mà người xưa muốn đời sau ghi nhớ, không được lựa chọn cách sống như vậy.
Từ câu nói này, ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống cũng được đề cao hơn. Đây vừa là tính cách, vừa là truyền thống lâu đời của dân tộc mà chúng ta đang tiếp nối. Hãy sống biết ơn và có trách nhiệm, luôn nhớ đến những người đã đồng cam cộng khổ, giúp đỡ mình khi khó khăn.
Bài học sống quân tử, không ích kỷ từ câu thành ngữ
Từ nội dung, ý nghĩa câu thành ngữ “Qua cầu rút ván” chúng ta thấy được rằng việc sống quân tử với lòng biết ơn là vô cùng quan trọng. Để loại bỏ tư tưởng “vô ơn bội nghĩa” thì không hề khó.
- Luôn biết ơn người đã giúp đỡ hỗ trợ mình. Khi gặp khó khăn, chúng ta luôn nhận được sự giúp đỡ của người khác. Vì thế, khi đã vượt qua và thành công, không được phép quên ơn của những người đã không màng danh lợi mà giúp đỡ mình. Đây chính là tinh thần “uống nước nhớ nguồn” mà cha ông đã dạy bảo.
- Phê phán lối sống vô ơn, vụ lợi. Đây là lối sống không tốt mà bất kể ở trường hợp nào cũng cần phải lên án và bác bỏ. Không có lý do nào có thể bào chữa cho việc sống “quan cầu rút ván”. Vì thế, đây là hành vi cần phải lên án và bài trừ dù ở bất kỳ môi trường và hoàn cảnh nào.
- Sống có trước có sau là điều không thể thiếu. Để trở thành một người quân tử tốt thì việc sống có trước có sau, biết điều là tinh thần không thể thiếu. Hãy luôn sống đúng, sống phải với mọi người xung quanh. Luôn có lòng biết ơn với những gì mình đã nhận được từ người khác. Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong khả năng của mình. Đó là cách để sống cho quân tử.

Có thể thấy rằng, những bài học rút ra từ câu tục ngữ “Qua cầu rút ván” là chính xác vô cùng. Nó như kim chỉ nam cho con người trong một cuộc sống đầy biến động và lừa dối.
Liên hệ thành ngữ, tục ngữ chỉ trích sự vô ơn, ích kỷ
Văn học Việt Nam cũng có rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khác có cùng nội dung như vậy. Dưới đây là một vài câu nổi bật:

- Ăn cháo đá bát.
- Có mới nới cũ.
- Được chim quên ná, được cá quên nơm.
- Lúc nghèo thì chẳng ai nhìn/ Đến khi đỗ trạng chín nghìn người theo.
- Vắt chanh bỏ vỏ.
- Ăn mật trả gừng.
- Ăn cây táo rào cây sung.
Đây là những câu nói cũng lên ý phê phán lối sống vụ lợi, chỉ vì bản thân mà quên đi công sức của người khác. Để thấy rằng, việc lên tiếng để phê phán cái xấu từ xưa đã được cha ông ta rất quan tâm để răn dạy đời sau sống sao cho đúng, cho phải.
Kết luận
Nội dung, ý nghĩa lòng biết ơn từ câu “Qua cầu rút ván” đã được làm chi tiết ở bài viết trên. Có thể thấy rằng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng cần sống biết ơn những người luôn giúp đỡ mình. Xã hội càng phát triển, tinh thần đó ngày càng phải được nâng cao để xây dựng một môi trường sống thật ý nghĩa và đáng sống.