Ranh giới giữa cái tốt cũng như cái xấu là vô cùng mong manh và mơ hồ. Vì vậy, quá trình đánh giá cùng phân biệt rạch ròi các giá trị này không hề đơn giản, dễ dàng mà ngược lại, luôn tồn tại những khó khăn, nhầm lẫn nhất định. 

Để thể hiện điều này, dân gian đã truyền nhau câu thành ngữ “Vàng thau lẫn lộn”. Bên cạnh nét nghĩa chỉ sự nhầm lẫn khi đánh giá sự việc, nó còn ngụ ý cả bản chất của các hiện tượng, hành động trong xã hội.

Ý nghĩa của thành ngữ Vàng thau lẫn lộn 

Thành ngữ “Vàng thau lẫn lộn” mượn hình ảnh hai thứ kim loại quen thuộc, gần gũi đối với đời sống hàng ngày của nhân dân Việt Nam. Nếu như vàng vô cùng quý hiếm thì thau lại là hợp chất giữa đồng và kẽm, không có giá trị cao. 

Ở khía cạnh bản chất, vàng và thau hoàn toàn khác biệt, có sự chênh lệch về giá trị khá lớn. Tuy nhiên, cả hai thứ kim loại này đều sở hữu vẻ ngoài, đặc biệt là màu sắc tương tự nhau. 

Lấy hình ảnh vàng và thau, cách nói đậm đà văn hóa dân gian ấy ám chỉ những sai xót, nhầm lẫn khi đánh giá vấn đề. Ngoài ra, nó còn được vận dụng để thể hiện bản chất của các hiện tượng và sự việc.

Ý nghĩa của thành ngữ Vàng thau lẫn lộn 
Cách nói này được dùng để chỉ sự nhầm lẫn hay sai sót khi đánh giá vấn đề và sự việc

Chẳng hạn, khi sử dụng “Vàng thau lẫn lộn” để nói về một xã hội hay cộng đồng, tức là ám chỉ sự suy thoái, đảo điên, không có trật tự và nề nếp. Thành ngữ dân gian này xuất hiện vô cùng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như các tác phẩm văn học. 

Bên cạnh “Vàng thau lẫn lộn”, dân gian còn lưu truyền thành ngữ khác là “Nhìn gà hóa cuốc”. Cách diễn đạt nào cũng đều biểu thị sự nhầm lẫn do cố ý lẫn vô tình khi phân biệt các giá trị hay nhận xét vấn đề. 

Thành ngữ Vàng thau lẫn lộn trong tác phẩm Bài lưu đày 

Duyên Anh là một cây bút sở hữu lối viết nhẹ nhàng, trong sáng nhưng vẫn đầy ấp tình người, mang nặng suy tư về cuộc đời. Ông vô cùng trân quý, có ý thức kế thừa và phát huy những nét tinh túy của nền văn học dân gian, đặc biệt ở thể loại thành ngữ. 

Vào năm 1987, Duyên Anh đã chấp bút nên thi phẩm Bài lưu đày để tặng cho người bạn thân thiết Kiều Vĩnh Phúc. Xuyên suốt bài thơ chính là nỗi lòng cô đơn, lạc lõng của tác giả khi một mình ở xứ Pháp xa lạ. 

Trong đứa con tinh thần này, thi sĩ đã vận dụng một cách tinh tế, khéo léo thành ngữ “Vàng thau lẫn lộn” để lột tả tình cảnh đáng thương của mình. Ở nơi đất khách quê người ấy, ông không thể tin tưởng và dựa dẫm vào bất kỳ ai, một lòng nhớ nhung bóng hình đất nước. 

“Đường người chó sói nhe răng nhọn

Nghe buốt đau thương cả đế giầy

Vàng thau lẫn lộn phiền than lửa

Ngọc đá ganh đua rộn dũa mài.” – Duyên Anh đã vận dụng thành ngữ Vàng thau lẫn lộn trong tác phẩm Bài lưu đày 

Nhờ đó, bao nhiêu muộn phiền cùng suy tư của Duyên Anh như hiện ra vằng vặc trước mắt độc giả, khơi dậy sự đồng cảm sâu sắc. Không chỉ vậy, bằng việc sử dụng chất liệu văn học dân gian, thi sĩ đã khiến cho tác phẩm trở nên sinh động, gần gũi hơn. 

Một xã hội vàng thau lẫn lộn trong tác phẩm Chí Phèo 

Chí Phèo được biết đến như một tác phẩm tiêu biểu cho pho phong cách sáng tác đậm chất hiện thực của nhà văn Nam Cao. Truyện ngắn này ra mắt công chúng lần đầu năm 1941, thể hiện sâu sắc tấn ki bịch người nông dân nghèo phải gánh chịu trong xã hội ngày xưa. 

Thông qua nỗi đau về cả thể xác cũng như tinh thần của nhân vật Chí Phèo, văn sĩ đã phơi bày trực diện những mặt tối tăm trong xã hội xưa cũ. Ở nơi ấy, con người không được hưởng một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc mà ngược lại, luôn bị trói buộc và bức ép bởi chế bọn cường quyền cùng chế độ cai trị khốc liệt. 

Không chỉ vậy, xã hội đảo điên ấy còn tước đoạt đi cả nhân cách cao đẹp. Nó khiến người nông dân rơi vào bước đường cùng, đánh mất chính mình và trở nên tha hóa. 

Ý nghĩa của thành ngữ Vàng thau lẫn lộn 
Nam Cao đã tái hiện nên một xã hội phi nhân tính và “vàng thau lẫn lộn”

Sự đảo lộn các giá trị, không có tình người của xã hội thực dân nửa phong kiến ấy rất giống với thành ngữ “Vàng thau lẫn lộn”. Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người bị đày đọa cả thể xác lẫn tâm hồn, khó mà gìn giữ vẹn nguyên bản chất lương thiện.

Hạ Miên