“Thương người như thể thương thân” có ý nghĩa như thế nào cho cuộc sống hằng ngày? Vì sao phải yêu thương người khác? Cùng tìm hiểu nội dung câu tục ngữ cũng như bài học mà cha ông ta muốn con cháu ghi nhớ về tình yêu thương.

Giải nghĩa câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”
Tình yêu thương là thứ tình cảm cao cả. Người xưa dạy “Thương người như thể thương thân” hiểu như thế nào cho đúng?
Thứ nhất, về thương người. Người ở đây là chỉ những người xung quanh mình. “Thương người” là hành động chia sẻ yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc những người xung quanh khi họ cần đến mình. Có thể thể hiện sự yêu thương người khác qua lời nói hỏi thăm, hành động chăm sóc, ủng hộ khi người kia cần đến sự giúp đỡ của mình.
“Thương thân” ở đây là yêu thương chính bản thân của mình. Rõ ràng, chúng ta luôn cần tự biết yêu thương mình trước khi nhận được sự yêu thương của người khác. Sống sao cho tốt, giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bản thân để không bị ốm đau, luôn vui vẻ, khỏe mạnh.
Trong câu tục ngữ, sử dụng biện pháp tu từ so sánh “như” nhằm ý nói: yêu thương người khác như cách yêu bản thân mình. Cách so sánh trực tiếp giúp cho câu tục ngữ ai đọc lần đầu cũng có thể hiểu ý nghĩa ngay.

Ý nghĩa câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là gì?
Bạn có thắc mắc, vì sao người xưa lại dạy “Thương người như thể thương thân” hay không?
Cuộc sống luôn trôi qua và mỗi người đều có một cuộc sống riêng của mình. Tình yêu thương chính là “cầu nối” để gắn kết người với người lại với nhau. Việc dùng cách so sánh “thương người” như “thương thân” muốn nhấn mạnh tình yêu thương là điều vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua khi sống một đời ý nghĩa.
Tình yêu thương người với người là không tính toán, vụ lợi. Hãy thương yêu những người xung quanh như cách mình chăm sóc, yêu thương bản thân mình. Từ đó, tình yêu thương sẽ được đền đáp, ai ai cũng sẽ được sống trong sự đủ đầy, thương yêu. Bởi lẽ, khi chúng ra yêu thương người khác vô điều kiện như cách yêu bản thân mình thì chắc chắn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.

Cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống
Có vô vàn cách để thể hiện tình yêu thương với người khác. Tình cảm này là vô giá và nó hoàn toàn có thể cho đi từ rất nhiều khía cạnh khác nhau: yêu gia đình, yêu thương đồng bào, bạn bè…

Tình yêu thương trong gia đình
Gia đình là phạm vi nhỏ nhất để mỗi người thể hiện được “thương người như thể thương thân”. Ông bà yêu thương con cháu. Bố mẹ yêu thương các con. Để rồi con cháu lại yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Anh chị em yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
Tình yêu thương trong gia đình luôn được thể hiện dễ dàng và rõ nhất. Đó là từ việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ đến khi ốm đau. Người lớn chăm sóc con cái vì tình thương yêu vô bờ bến. Ngược lại, con cái thương yêu người lớn và thể hiện cả sự hiếu thảo, biết ơn. Nhờ có tình yêu thương đó mà gia đình luôn hạnh phúc, vui vẻ. Các con cũng được lớn lên ở môi trường đầy tình yêu thương. Nhờ đó, lòng yêu thương càng được nuôi dưỡng nhiều hơn.
Tình yêu thương ngoài cộng đồng
Thể hiện tình yêu thương ngoài cộng đồng cũng không khó. Đó là sự yêu thương, hỗ trợ cùng hàng xóm, láng giềng khi “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Đó là tình yêu thương giữa người cùng một đất nước đang gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ. Đó còn là tình yêu thương giữa các quốc gia, dân tộc với nhau khi nước bạn gặp khó khăn.
Nếu để nói về yêu thương đùm bọc nhau, Việt Nam luôn là đất nước tự hào với truyền thống tương thân tương ái. Vì thế, thể hiện tình yêu thương không khó, nó xuất phát từ những chuyện rất nhỏ để chúng ta thể hiện được điều này.
Có thể nói, yêu thương, đùm bọc chính là đức tính tốt đẹp mà người Việt Nam từ xưa đến nay luôn nhiều. Nó có thể được thấy ở bất kỳ đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó chính là điều được nuôi dưỡng từ ngàn đời nay.
Liên hệ ca dao, tục ngữ về tình yêu thương
Kho tàng văn học gian nước nhà có rất nhiều câu nói thể hiện tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau như câu “Thương người như thể thương thân” trên:
- Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá lá rách nhiều.
- Môi hở răng lạnh.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Nhường cơm, sẻ áo.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Thấy ai đói rách thì thương. / Rách thời cho mặc, đói thời cho ăn.
- Sống trong bể ngọc kim cương./ Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.
- Chung lưng đấu cật.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng./ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Kết luận
Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc và lâu đời. Nhờ lời chỉ dạy này mà mỗi người chúng ta đều luôn sống sao cho đúng, luôn thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia, chăm sóc với người khác một cách không tính toán. Đó cũng là điều giúp cho cuộc sống của mỗi người thêm ý nghĩa hơn mỗi ngày.