Hiểu đúng “Phú quý sinh lễ nghĩa” và bài học về đạo đức

Phú quý sinh lễ nghĩa” hiểu như thế nào cho đúng? Ông cha ta có rất nhiều bài học, lời dạy nhưng không phải ai cũng hiểu đúng được lời nói đó. Hãy cùng phân tích, hiểu đúng câu thành ngữ trên và bài học rút ra từ câu nói đó.

Hiểu đúng "Phú quý sinh lễ nghĩa" và bài học về đạo đức
Hiểu đúng “Phú quý sinh lễ nghĩa” và bài học về đạo đức

“Phú quý sinh lễ nghĩa” là gì?

Cuộc sống là những lễ nghĩ về đạo đức cần được hiểu đúng mới có thể làm đúng. Và “Phú quý sinh lễ nghĩa” cũng như vậy. Ở đây, hãy cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của từng vế câu trước khi hiểu được nội dung thực sự sau câu thành ngữ đó.

"Phú quý sinh lễ nghĩa" là gì?
“Phú quý sinh lễ nghĩa” là gì?

Hiểu về “phú quý” và “lễ nghĩa”

Cả “phú quý” và “lễ nghĩa” đều là hai từ Hán Việt.

“Phú quý” là danh từ chỉ sự giàu có, sang trọng về vật chất, tiền tài. Những người có “phú quý” có thể gọi là “phú hào”. Đây là tầng lớp có tiền, đầy đủ về vật chất, tiền bạc, giàu sang. “Phú quý” sẽ có điều kiện về kinh tế để lựa chọn chất lượng cuộc sống cao hơn.

“Lễ nghĩa” cũng là một danh từ mà có thể tách rời thành hai ý hoàn toàn riêng biệt. “Lễ nghĩa” ở đây chính là đạo đức, cách sống, ứng xử văn hóa của con người. Cụm từ “Lễ nghĩa” ở đây thuộc “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” – những phẩm chất đạo đức mà một người cần có. Như vậy, lễ và nghĩa ở đây có thể hiểu đơn giản là: hiếu thảo với cha mẹ, gia đình, tình nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, tôn trọng những người xung quanh.

“Sinh” ở đây với vai trò là động từ. “Sinh” là mang cái mới đến, tạo ra cái mới. Ở đây, “phú quý sinh lễ nghĩa” có ý khi có được phú quý rồi mới tạo ra lễ nghĩa trong cuộc sống. Phú quý là cái có trước, lễ nghĩa là cái có sau.

Nội dung câu “Phú quý sinh lễ nghĩa” như thế nào?

Câu tục ngữ có thể hiểu rằng: Khi có đầy đủ về vật chất, tiền tài, danh vọng (vật chất được đong đếm) thì sẽ “sinh” ra các lễ nghi, quan niệm đạo đức, nhân sinh, cách đối nhân xử thế sao cho tương đồng.

Vì sao khi đầy đủ về vật chất con người mới sinh ra lễ nghĩa? Điều này cũng dễ hiểu và tương đồng với quy luật cuộc sống. Khi cuộc sống còn khó khăn về kinh tế, miếng ăn chưa đủ thì con người ta sẽ chỉ lo nghĩ đến “một bữa no”. Còn khi cuộc sống đầy đủ về vật chất, niềm tin về tinh thần, ý thức sẽ được con người quan tâm và đề cao hơn. Lúc này, các nghi thức về tinh thần, lễ nghĩa cũng sẽ điều kiện để cầu kỳ hơn trước kia.

Hiểu sao cho đúng “Phú quý sinh lễ nghĩa”

Có rất nhiều nguồn ý kiến tranh luận về “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Một mặt, người ta cho rằng việc đầu tư vào “lễ nghĩa” cầu kỳ sau khi “phú quý” là sự dư thừa, khoa trương. Nó là biểu hiện của sự lãng phí tiền tài, vật chất, không cần thiết. Một mặt khác cho rằng, đây là điều dễ hiểu và phù hợp với thời thế. Khi đủ đầy về đời sống thì con người mới có thể quan tâm hơn, chỉn chu hơn đến lễ nghĩa.

Hiểu sao cho đúng "Phú quý sinh lễ nghĩa"
Hiểu sao cho đúng “Phú quý sinh lễ nghĩa”

Vậy hiểu sao cho đúng, cho hợp tình hợp lý? Cuộc sống luôn bao gồm hai mặt: vật chất và tinh thần. Việc có “phú quý” mới sinh “lễ nghĩa” được cho là phù hợp khi ta xây dựng “lễ nghĩa” phù hợp với thời đại, môi trường sống. Đừng vì thể hiện bản thân, quyền hạn, vị trí, gai tài mà làm “lố”, “phô trương” cho người đời kinh nể. Khi đó, “lễ nghĩa” sẽ bị nhìn thành sự khoa trương, phiền thức, không đáng được tôn trọng.

Xã hội đang ngày càng phát triển mạnh hơn. Cả “phú quý” và “lễ nghĩa” cũng vì thế cũng sẽ phát triển ngày càng nhiều. Đừng vì mong muốn chỉ của bản thân mà “vẽ” ra những thứ dư thừa, không cần thiết nhưng mang danh “lễ nghĩa”. Khi đó, “phú quý sinh lễ nghĩa” sẽ bị nhìn thành một thứ tiêu cực, làm “biến chất” đời sống văn hóa tinh thần.

Bài học rút ra cho cuộc sống thường ngày

Từ câu thành ngữ trên, có rất nhiều bài học mà chúng ta có thể rút ra phù hợp với cuộc sống ngày nay.

Bài học rút ra cho cuộc sống thường ngày
Bài học rút ra cho cuộc sống thường ngày
  • Đừng để “phú quý” mới sinh “lễ nghĩa”. Dù ở hoàn cảnh nào thì “lễ nghĩa” vẫn có thể được thực hiện bằng những cách khác nhau. Lễ nghĩa đơn giản là việc hiếu thảo với bố mẹ, yêu thương, chăm sóc người thân, sống đúng mực, “kính trên nhường dưới” hay “tôn sư trọng đạo”. Ở mỗi hoàn cảnh, chúng ta cần thể hiện “lễ” và “nghĩa” sao cho đúng, cho phù hợp chứ không được bỏ qua hay cũng đừng phô trương quá mức.
  • Phát triển kinh tế để có đời sống tinh thần phù hợp. Kinh tế là yếu tố cốt lõi giúp cho đời sống tinh thần được củng cố, nâng cao. Vì thế, việc phát triển một nền kinh tế ổn định, bền vững là yếu tố quan trọng để phát triển lễ nghi, đời sống văn hóa tinh thần của con người. Tập trung làm “giàu” là điều mà ở thời kỳ nào cũng rất đáng để quan tâm.
  • Đừng để “Bần cùng sinh đạo tặc”. Có nhiều người cho rằng cuốc sống nghèo khó quá sẽ sinh ra thói hư tật xấu, “đạo tặc”. Đừng để điều này trở thành một điều “hiển nhiên” vì cái nghèo, cái khổ. Phú quý hay bần cùng thì cũng đều phải ghi nhớ việc sống đúng đạo đức, sống đúng lương tâm chứ không được làm mất đi

Kết luận

Phú quý sinh lễ nghĩa” đã được giải thích đầy đủ các góc nhìn ở bài viết trên đây. Thế mới thấy, dù ở thời đại nào “lễ nghĩa” vẫn luôn cần được coi trọng và quan tâm đến. Hãy mọi thứ bằng cái tâm và phù hợp để mọi thứ trở nên vẹn toàn nhất. Đã rất lâu từ khi câu tục ngữ này ra đời, đây vẫn là câu nói đúng đắn mà mỗi thế hệ cần học tập và phát huy cho đúng.

Lên đầu trang