“Biết Thì Thưa Thốt Không Biết Dựa Cột Mà Nghe” Ý Nghĩa Và Bài Học Trong Giao Tiếp

Tục ngữ ca dao Việt Nam đa dạng, phong phú và ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa cho cuộc sống hằng ngày. Câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” cũng như vậy. Điều gì đã được cha ông ta gửi gắm qua câu nói này? Hãy cùng tìm hiểu ngay ý nghĩa của nó qua bài phân tích dưới đây.

"Biết Thì Thưa Thốt Không Biết Dựa Cột Mà Nghe" Ý Nghĩa Và Bài Học Trong Giao Tiếp
“Biết Thì Thưa Thốt Không Biết Dựa Cột Mà Nghe” Ý Nghĩa Và Bài Học Trong Giao Tiếp

Giải thích câu “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe”

Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” là câu tục ngữ ít nhất phải nghe một lần trong đời. Nhưng không phải nghe xong cũng hiểu được nội dung ý nghĩa của nó như nào? Vì thế, hãy cùng chúng tôi đi phân tích từng vế của câu để nắm được ẩn ý bên trong.

Hiểu “Biết thì thưa thớt”

Vế thứ nhất, “biết thì thưa thốt” có từ “thưa thốt” không phải ai cũng hiểu. Giải nghĩa đơn giản, “thưa thốt” là hành động nói ra ý kiến của mình với những người xung quanh. Khi “biết” một vấn đề nào đó thì ta có thể bày tỏ nên quan điểm của mình với mọi người một cách lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng mọi người.

Cách dùng từ láy độc đáo “thưa thốt” thay cho “biết thì nói” tạo nên cảm giác bắt tai cho câu tục ngữ. Ngoài ra, động từ này còn cho thấy người nói ra phải thực sự tường tận về vấn đề nào đó mới nên trình bày quan điểm. Như vậy, vế đầu của câu “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” có ý là vậy.

Hiểu “Không biết dựa cột mà nghe”

“Không biết dựa cột mà nghe” có nghĩa trái ngược với vế trước của câu nói này. “Cột” chỉ đồ vật bằng gỗ, bê tông hay xây bằng gạch. Cột có tính chắc chắn, kiên cố, chịu được vật nặng dựa/treo/móc vào đó.

Hiểu đơn giản, “không biết dựa cột mà nghe” ý chỉ nếu không nắm được thông tin một chuyện nào đó thì đừng lên tiếng. Lúc này, nên đứng im để lắng nghe người khác nói. Đừng cố phát biểu nhưng toàn nói sai, nói linh tinh thì người ngoài sẽ cười chê. Lúc này, việc im lặng là tốt chứ không phải im lặng là không quan tâm.

Ý nghĩa câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe”

Khi đã hiểu hiểu được nội dung hai vế câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” ta hoàn toàn có thể nắm được toàn bộ nội dung lời nói đó. Nếu ta biết chuyện gì thì có thể đưa ra ý kiến bản thân. Nếu không biết chuyện gì thì nên im lặng lắng nghe thông tin từ người khác. Câu tục ngữ đề cao sự khiêm nhường trong cuộc sống hằng ngày. Không nên nói lung tung để thể hiện bản thân mà chưa nắm được vấn đề là gì?

Ngoài ra, câu nói còn nêu cao tinh thần học tập của mỗi người mọi lúc mọi nơi. Điển hình, việc “dựa cột mà nghe” cũng là một cách học vô cùng tốt. Không tự đánh giá cao bản thân, sẵn sàng để tìm hiểu những thông tin mình còn chưa hiểu rõ là điều ai cũng cần làm.

Ý nghĩa câu tục ngữ "Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe"
Ý nghĩa câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe”

Giao tiếp kém gây mất thiện cảm với người xung quanh

“Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” cho ta nhìn ra được những tác hại của việc giao tiếp kém thông minh. Nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và các mối quan hệ của mỗi người.

Thiếu kỹ năng giao tiếp làm cho người tiếp xúc với mình sẽ có đánh giá không tốt. Không phải với ai cũng nên nói chuyện liên tục, không ngừng. Có những người thích náo nhiệt nhưng có người chỉ thích yên lặng. Và việc lựa chọn cách giao tiếp không thích hợp với từng đối tượng sẽ tự kiến bản thân mất điểm nhiều.

Tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta cần biết nói gì, nói bao nhiêu, nói như thế nào cho tốt. Việc thường xuyên thể hiện quan điểm, và ý kiến bản thân không phải ở đâu cũng hợp lý. Đôi khi, việc này còn khiến cho những người xung quanh thấy phiền hà. Nếu như điều bạn nói là sai mà vẫn cố thể hiện nó ra thì chắc chắn người ngoài chỉ thấy buồn cười.

Giao tiếp kém gây mất thiện cảm với người xung quanh
Giao tiếp kém gây mất thiện cảm với người xung quanh

Bài học về cách giao tiếp, văn hóa ứng xử

Bài học từ câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” là gì? Dưới đây là những kinh nghiệm mà cha ông muốn đời sau của mình biết được:

Hãy luôn là người khiêm tốn

Khiêm tốn là đức tính cần có trong bất kể vấn đề nào của cuộc sống, không chỉ ở giao tiếp thông thường. Việc khiêm tốn không làm hạ giá trị bản thân, thậm chí nó còn giúp ta phát triển nhiều hơn. Khi biết khiêm tốn, bạn sẽ thể hiện được tinh thần cầu thị, mong học hỏi. Điều này tạo nên ấn tượng tốt cho những người xung quanh. Và chắc chắn họ sẽ không ngần ngại để chia sẻ, hỗ trợ một người như vậy.

Khiêm tốn còn là cách dung hòa các mối quan hệ trong xã hội tốt hơn. Trong một cuộc tranh luận căng thẳng, việc dịu lại để lắng nghe sẽ giúp cho không khí bớt đi áp lực. Và sau đó, ta hoàn toàn có thể chia sẻ lại quan điểm của mình khi đôi bên cùng thoải mái. Rõ ràng, điều này giúp cho các mối quan hệ, cả gia đình và công việc sẽ tốt hơn.

Bài học về cách giao tiếp, văn hóa ứng xử
Bài học về cách giao tiếp, văn hóa ứng xử

Biết lắng nghe, học hỏi từ người khác

Tinh thần học hỏi, lắng nghe chưa bao giờ khiến cho bản thân của mình thiệt thòi. Lắng nghe, học hỏi là cách để mỗi người nâng cao kiến thức bản thân tốt hơn. Nếu không biết tiếp thu thêm kiến thức từ những người xung quanh, ta sẽ không biết mình còn yếu điểm nào, kém ở đâu.

Kiến thức là vô tận và mỗi người có một thế mạnh riêng. Phải chấp nhận rằng có những điều mình không bằng người khác. Từ đó, hãy cho bản thân đi chậm lại như câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” để học tập điều hay lẽ phải. Đây là cơ hội để chúng ta vừa thể hiện khả năng cầu thị của mình, vừa có thêm kiến thức mới.

Khéo ăn khéo nói tránh mất lòng

Giao tiếp là một. kỹ năng mềm mà không phải bẩm sinh ai cũng giỏi. Chỉ có rèn luyện mỗi ngày, nâng cao tư duy, góc nhìn mới có thể trở thành một người được đánh giá cao ở vấn đề này. Nói chuyện hay giúp cho chúng ta “được lòng” mọi người xung quanh. Từ đó, sẽ mở ra những cơ hội mới đầy tốt đẹp.

Cùng một câu chuyện, nhưng cách thể hiện qua ngôn từ ra sao thì mỗi người một khác. Lúc này, kỹ năng giao tiếp để “có được thiên hạ” mới là điều đáng thể hiện. “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” là điều hoàn toàn phù hợp để thực hiện ở trường hợp như này. Việc khéo ăn khéo nói sẽ không làm con người thiệt thòi.

Thành ngữ, tục ngữ về giao tiếp khéo léo

Ứng xử, giao tiếp là một vấn đề mà ở thời kỳ nào cũng cần được quan tâm. Ngoài câu “Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” thì cha ông ta để lại những lời dạy rất hay khác:

Thành ngữ, tục ngữ về giao tiếp khéo léo
Thành ngữ, tục ngữ về giao tiếp khéo léo
  • Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  • Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  • Lời nói gói vàng.
  • Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
  • Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
  • Ăn có nhai, nói có nghĩ.
  • Im lặng là vàng.
  • Khôn ngoan đá đáp người khôn. Dại dột lắm lời thêm tội.
  • Khôn ngoan chẳng lộ nói nhiều/ Người khôn nói một vài điều cũng khôn.

Kết luận

“Biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe” được phân tích đầy đủ ý nghĩa ở bài trên đây. Hi vọng rằng, qua những chia sẻ này mỗi người sẽ biết cách giao tiếp, ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh hơn. Cũng mong rằng, việc áp dụng lời khuyên từ câu tục ngữ sẽ giúp cho các mối quan hệ và cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Lên đầu trang