Người xưa thường có xâu “chim sa cá lặn” là vẻ đẹp mỹ nhân trần gian không ai sánh bằng. Vì sao lại dùng thành ngữ này để miêu tả vẻ đẹp người phụ nữ. Và đẹp như vậy là nét đẹp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi phân tích và tìm ra ý nghĩa lời khen này ngay.

Giải nghĩa “Chim sa cá lặn” đúng nhất
“Chim sa cá lặn” là câu thành ngữ quá quen thuộc nói về vẻ đẹp của người phụ nữ. Vậy hiểu sao cho đúng nghĩa của câu nói này? Và nguồn gốc của câu nói đến từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu.
Trước hết, ta cần tìm hiểu về hai loài động vật được nhắc đến ở câu thành ngữ “chim sa cá lặn”. Chim là loài vật nhỏ, có cánh và bay trên trời, sống trên cá cành cây. Cá là loài vậy sống dưới nước. Như vậy hai con vật này không có bất kỳ mối liên quan nào đến cuộc sống của nhau.
“Sa” và “lặn” là hai động từ miêu tả trạng thái hoạt động của loài vật cũng mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Sa” ở đây là động tác từ trên bay xuống dưới đất với tốc độ cực nhanh. “Lặn” là trạng thái từ mặt nước chìm vào lòng nước xuống đáy, biến mất. Như vậy, “chim sa” ý chỉ con chim đang bay tự nhiên sà xuống mặt đất một cách bất ngờ. “Cá lặn” là cá đang thấy trên mặt nước bất ngờ bơi sâu vào lòng sông, biển.
Thành ngữ “Chim sa cá lặn” ở đây dùng biện pháp ẩn dụ để nói về vẻ đẹp mỹ miều, tuyệt thế giai nhân của người phụ nữa. Đây là những người có nét đẹp rung động lòng người, không ai sánh bằng. Vẻ đẹp này khiến cho các loài vật ganh tị, ngẩn ngơ mất kiểm soát. Đó là nét đẹp mà “ngàn năm có một” không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng.

Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc và điển tích “Chim sa cá lặn”
Nói đến vẻ đẹp “chim sa cá lặn” thì chắc chắn ai cũng phải nhớ đến tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa – 4 mỹ nhân duy nhất được cho là xứng đáng với danh xưng này. Hãy cũng em, điển tích của từng mỹ nhân như thế nào mà được người xưa so sánh như vậy.

- Tây Thi trầm ngư: Tây Thi là mỹ nữ thời Xuân Thu (thế kỷ VII-VI TCN). Đây được cho là mỹ nhân đời đầu có nét đẹp khiến cho cá phải lặn, không dám khoe sắc cùng. Sinh ra ở thôn Tây, tên là Thi Di Quang nên mọi người gọi là Tây Thi. Nàng có đôi mắt trong, miệng chúm mày phi. Tương truyền, Tây Thi đẹp đến mức mà khi đi giặt quần áo bên sông, soi gương mặt xuống nước cũng khiến cho cá e ngại mà phải lặn đi. Vì thế, người xưa nói nàng có vẻ đẹp “trầm ngư” nghĩa là khiến cho cá phải e ngại.
- Chiêu Quân lạc nhạn: Chiêu Quân sống vào thời Tây Hán (thế kỳ I TCN), tên đầy đủ là Vương Chiêu Quân. Vì có nét đẹp nổi tiếng cộng thêm việc cầm – kỳ – thi – họa thành thạo nên được tuyển vào cung. Kể rằng, khi theo thủ lĩnh Hung Nô về làm vợ, qua đoạn hoang mạc nàng đã gảy đàn tì bà bài “Khúc rời biên ải” với nghe cực kỳ u ám, buồn rầu khiến cho con nhạn bay lạc xuống đất. Từ đó, điển tích “Chiêu Quân lạc nhạn” truyền mãi đời sau.
- Điêu Thuyền bế nguyệt: Điều Thuyền sống thời Tam Quốc (thế kỷ III) nổi tiếng với nét đẹp “Chim sa cá lặn” khiến ai thấy cũng đắm say, mê mẩn không ngừng. Truyền rằng, với vẻ đẹp của mình, mỗi lần Điêu Thuyền xuất hiện thì Hằng Nga (mặt trăng) cũng phải ghen tị với vẻ đẹp đó mà phải trốn vào mây.
- Quý Phi tu hoa: Hay còn được gọi là Dương Quý Phi, sống thời nhà Đường (năm 719-756). Dương Quý Phi mồ côi và được chú của mình nhận về nuôi, sau đó được chọn làm phi tần của Đường Huyền Tông, từ đó được sủng ái không ngừng. Vẻ đẹp của Dương Quý Phi được cho là hoa cũng phải hổ thẹn vì không bằng.
Như vậy, bố mỹ nhân của Trung Quốc được ví với vẻ đẹp “chim sa cá lặn” đều xứng đáng với câu nói này. Và đến tận bây giờ, người ta vẫn nhắc đến 4 mỹ nhân này khi nói về phụ nữ đẹp.
Vẻ đẹp người phụ nữ qua văn học xưa và nay
Không chỉ có “chim sa cá lặn” mà còn có rất nhiều câu thành ngữ khác miêu tả về vả đẹp của người phụ nữ. Dưới đây gộ ý cho bạn những câu nổi bật mà ai cũng có thể biết:

- Ngiêng nước nghiêng thành: Ý chỉ người phụ nữ đẹp làm mọi thứ đều lung lay.
- Hoa hờn nguyệt thẹn: Người phụ nữ đẹp khiến cho hoa và trăng đều e thẹn không bằng.
- Bách niên nan ngộ: Ý nói vẻ đẹp hiếm có, cả năm năm mới có một người.
- Băng cơ ngọc cốt: Miêu tả vóc dáng người phụ nữ đẹp, thanh mảnh, da trắng, dáng thon.
- Diễm mỹ tuyệt luân: Chỉ cô gái xinh đẹp tuyệt trần, hiếm có.
- Băng thanh ngọc thiết: Miêu tả vẻ đẹp thuần thiết, trong trẻo như ngọc, như băng.
- Mạo tự thiên tiên: Ý nói người phụ nữa xinh đẹp như những nàng tiên.
- Thiều nhan nhã dung: Chỉ người phụ nữ cho nét đẹp thanh thoát, dung nhan dễ nhìn, vừa lòng người.
- Ngọc nhuyễn hoa nhu: Vẻ đẹp như hoa như ngọc của người con gái.
- Tiên tư ngọc sắc: Người phụ nữa có gương mặt đẹp như nàng tiên, khí chất thanh cao như ngọc.
- Quốc sắc thiên hương: Chỉ những cô gái đẹp tuyệt trần. Họ được cho là có nét đẹp mang cả vẻ đẹp của nước, của trời hiếm có.
Có thể thấy rằng, vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ một vài lời có thể nói hết. Giống như “chim sa cá lặn” các câu thành ngữ khác cũng hết lời ngợi ca nét đẹp ấy. Và ở bất kỳ thời kỳ nào, thì con gái luôn là phái đẹp, cần được chăm sóc như hoa, như ngọc.
Kết luận
“Chim sa cá lặn” miêu tả nét đẹp hiếm có, mỹ nhân trần gian của người phụ nữ. Thế mới nói, văn học sẽ mang đến góc nhìn “đầy thơ và hoa” dành cho phái đẹp. Không chỉ xưa kia mà cả ngày nay, người phụ nữ luôn xứng đáng được xinh đẹp và tỏa sáng theo cách họ muốn.