Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” được trích ra từ câu nói quen thuộc ở truyện ngụ ngôn cùng tên. Với nội dung cụ thể, súc tích đây bài bài học đắt giá về chính kiến cho bất kể ai trong cuộc sống hằng ngày. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa mà câu thành ngữ này mang đến cho chúng ta.
![[Phân Tích] Ý Nghĩa, Bài Học Câu Thành Ngữ “Đẽo Cày Giữa Đường”](https://revelogue.com/wp-content/uploads/2025/04/deo-cay-giua-duong.jpg)
Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”
Trước hết, hãy cùng nói đến hoàn cảnh ra đời câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”.
“Đẽo cày giữa đường” vừa là một câu thành ngữ, vừa là tiêu đề của một câu chuyện ngụ ngôn cùng tên. Nội dung câu chuyện kể về một đàn ông mang cày ra đường để đẽo. Khi có người góp ý về thiết kế của cái cày, anh ta liền thay đổi.
Nhiều lần như thế, người đàn ông này quên đi mất mục đích ban đầu mình đẽo cày để làm gì. Mỗi người một ý, và cuối cùng công việc đẽo cày của anh ta không thành công, dẫn đến cái cày bị hỏng không dùng được. Lúc này, người đàn ông mới nhận ra tác hại của mình nghe lời người ngoài mà không có chọn lọc.
Câu “Đẽo cày giữa đường” từ đó ra đời. Nội dung chỉ những người không có chính kiến của mình, ai nói gì nghe đó, thay đổi theo ý người ngoài mà không cần biết đúng hay sai. Điều này khiến cho mục tiêu công việc ban đầu không thể hoàn thành.
Thành ngữ sử dụng lối nói ẩn dụ của văn học Việt Nam, mượn hình ảnh đẽo cày để nói đến bản lĩnh, sự quyết đoán của một người. Đây là cách nói thường thấy trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của người Việt xưa.

Bài học rút ra từ thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”
Từ nội dung của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học hữu ích cho cuộc sống thường ngày. Đó là: lòng tin vào bản thân, biết cách lắng nghe, tinh thần đối diện với khó khăn gặp phải.

Luôn tin tưởng bản thân là điều cực kỳ quan trọng
Vì sao lại có câu chuyện “đẽo cày giữa đường”? Lý do đơn giản vì đó là những người không có chính kiến, không có lòng tin vào bản thân mình. Điều này khiến cho bạn dễ bị lung lay bởi những lời nói đến từ bên ngoài. Vì thế, tự tin tưởng vào lựa chọn và chính kiến bản thân là điều vô cùng quan trọng.
Những người có lòng tin vào bản thân sẽ luôn cảm thấy tự tin vào quyết định của mình. Điều này giúp cho bạn không dễ dàng bị lung lay bởi những lời đàm tiếu đến từ bên ngoài. Mỗi người sẽ có một góc nhìn, và chỉ có bản thân bạn mới biết cái gì là đúng và phù hợp nhất. Hơn nữa, lòng tin vào bản thân giúp cho bạn hoàn thành các mục tiêu của mình đến cùng mà không dễ dàng bỏ cuộc bởi lời nói người khác.
Biết lắng nghe có chọn lọc không bị lung lay
Biết lắng nghe, chọn lọc là điều mà không phải ai cũng có thể làm được. Để chọn lọc được “lời hay ý đẹp” thì phải có kiến thức, có chính kiến của mình. Nếu như bạn cứ “đẽo cày giữa đường”, ai nói gì nghe nấy thì chắc chắn sẽ không làm được một việc gì nên hồn.
Trong bất kỳ vấn đề, công việc nào bạn cũng không được thiếu quyết đoán với lựa chọn của mình, dù khó khăn. Việc lắng nghe ý kiến bên ngoài chỉ để tham khảo, chọn lọc cái tốt để theo nhưng không được mất đi bản chất của mình. Điều này giúp cho mỗi việc bạn làm ra đều có dấu ấn cá nhân, không thể trộn lẫn.
Sẵn sàng đối mặt khó khăn, không đổ lỗi hoàn cảnh như “đẽo cày giữa đường”
Đây vừa là đức tính, vừa là quan điểm rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Không bao giờ từ bỏ ngay cả khi gặp khó khăn. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh khi gặp thất bại. Mọi việc làm không thành chắc chắn nguyên nhân đầu tiên là do chính bản thân của mình chưa đủ cố gắng, kiến thức và kinh nghiệm. Sau đó, hoàn cảnh chỉ là yếu tố tác động bên ngoài.
Sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thách thức giúp cho bạn trưởng thành hơn. Điều này sẽ giúp cho bản thân tự tin, tránh được các yếu tố tác động từ lời nói bên ngoài để làm gì cũng thành công. Khi biết vượt qua khó khăn, biết nhận lỗi về mình để thay đổi thì chất lượng cuộc sống của bạn cũng vì thế mà được nâng cao lên.
Liên hệ ca dao, tục ngữ liên quan
Có rất nhiều các câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự như “Đẽo cày giữa đường” mà bạn có thể tham khảo:

- Gió chiều nào xoay chiều ấy
- Chín người mười ý
- Lắm thầy thối ma
- Một người lo bằng kho người làm
Một vài câu ca dao, tục ngữ về người có chính kiến bạn có thể biết:
- Tự lực cánh sinh
- Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Đầu người nào, tóc người nấy.
Thế mới nói, kho tàng văn học dân gian Việt Nam là vô cùng rộng lớn. Mỗi câu ca, câu hát đều mang đến một bài học đắt giá, là đức tính mà ai cũng cần có, cần học.
Kết luận
Trên đây là bài phân tích ý nghĩa, bài học của câu “Đẽo Cày giữa đường”. Có thể nói, giá trị văn học và giá trị cuộc sống của câu thành ngữ này là rất lớn. Dù trải qua bao nhiêu năm thì bài học về đức tính kiên định, lòng tin vào bản thân vẫn còn mãi để mỗi người noi theo. Hãy luôn vững tin với con đường đã chọn vì chỉ có thế bạn mới thành công.