‘Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là kỹ năng giao tiếp, ứng xử mà cha ông muốn truyền lại. Làm sao để có cách ứng xử thông minh, không ảnh hưởng, mất lòng người khác? Cùng phân tích nội dung câu tục ngữ cũng như hiểu sâu hơn lời chỉ dạy của người xưa.

Giải thích “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Giao tiếp là cách để kết nối người với người. Nhưng cách nói như thế nào để người nghe luôn cảm thấy được thoải mái, vui vẻ thì không phải ai cũng làm được. Vì thế, người xưa đã dạy “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là như vậy.
“Lời nói chẳng mất tiền mua”. Nói chuyện là cách truyền đạt thông tin từ người này sang người khác. Nó sẽ giúp người đối diện hiểu được suy nghĩ, mong muốn của mình như thế nào. Ở đây, lời nói không cần mua bán để có được nhưng nói rồi cũng không thể rút lại được. Vì thế, nếu nói “đắt” thì nó không đắt, nói “rẻ” nó cũng không rẻ.
“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” như thế nào? Tại sao lại bảo chúng ta phải “lựa lời mà nói”. Như đã chia sẻ ở trên, lời nói ra không phải mất tiền nên mỗi người có thể thích nói gì thì nói. Nhưng những điều nói ra cũng có thể trở thành thứ gấy tổn thương cho người khác, làm mất đi tình cảm giữa người với người. Và để luôn có mối quan hệ vui vẻ trong và sau khi nói chuyện, người xưa mới dạy chúng ta phải “lựa lời mà nói”.

Như vậy, cả câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là lời nhắc nhở, chỉ dạy về cách giao tiếp, nói chuyện của con người. Việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào để cuộc sống luôn trở nên nhẹ nhàng, hòa bình. Nói chuyện là cách truyền đạt cảm xúc của người nói đến với người nghe. Vì thế, việc nói ra sao, ứng xử như thế nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đối phương. Đừng để ngôn từ mình nói ra sẽ làm cho “người kia” cảm thấy tổn thưởng hay tức giận. Đó là cách truyền đạt không khéo léo của người truyền đạt.
Bài học về cách giao tiếp khéo léo
Khả năng truyền đạt qua lời ăn tiếng nói luôn đòi hỏi sự khéo léo ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây là cách để bạn có thể cải thiện khả năng nói chuyện của mình tốt hơn:

- Luôn suy nghĩ kỹ trước khi nói. Có câu “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” là như vậy. Suy nghĩ kỹ điều mình muốn nói ra xem có gây tổn thương đến người nghe hay không. Đừng ăn nói vội vàng vì có thể bạn sẽ nói ra những điều không nên nói, không đáng nói. Việc suy nghĩ thấu đáo cũng giúp chúng ta lựa chọn và sắp xếp câu từ phù hợp hơn khi truyền đạt. Điều này vừa giúp người nghe dễ hiểu, vừa không gây hiểu lầm.
- Không phải điều gì cũng nói ra. Không phải chuyện gì bạn cũng nên bày tỏ luôn cảm xúc qua lời nói của mình một cách thẳng thắn. Hãy biết lựa chuyện mà nói, lựa người mà nói. Việc giao tiếp phải có mục tiêu chứ không phải bạ đâu nói đó. Đôi khi, việc nói nhiều cũng khiến cho bản thân bị người đối diện không hài lòng.
- Không “mở lời” khi nóng giận. Khi đang nóng giận, việc tiếp tục cuộc nói chuyện khiến cho chúng ta khó lòng kiểm soát cảm xúc và lời nói. Nó khiến cho việc “lỡ lời” dễ dàng xảy ra hơn. Điều này chắc chắn là không ai mong muốn. Vì thế, không tiếp tục cãi vã, nói chuyện khi tâm trạng không tốt là điều rất quan trọng.
- Không dùng ngôn từ “bạo lực” khi nói về người khác. Việc bạo lực qua ngôn ngữ để lại rất nhiều hệ quả cho người nghe. Vì thế đừng để ngôn từ trở thành “lưỡi dao” làm tổn thương người khác. Chọn lọc ngôn ngữ trong cuộc nói chuyện là điều cực kỳ cần thiết.
Lời nói như “con dao hai lưỡi” nên việc nói như thế nào cũng cần được rèn luyện. Hãy luôn mang đến một năng lượng tích cực qua lời ăn tiếng nói để thấy rằng cuộc sống thật tươi đẹp.
Liên hệ tục ngữ – thành ngữ dạy về cách nói chuyện
Dạy bảo về cách nói chuyện là điều mà người xưa luôn quan tâm. Dưới đây là cách tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về cách giao tiếp trong cuộc sống:

- Lời nói gói vàng
- Ăn có nhai, nói có nghĩ
- Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu.
- Đất tốt trồng cây rườm rà/ Những người thanh lịch nói ra nhẹ nhàng.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người không ăn nói dịu dàng dễ nghe.
- Lạ thay nết nói tiếng cười/ Nết sao lại khiến cho người muốn thương.
- Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
- Người khôn ăn nói dở chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.
- Vàng sa xuống giếng khôn tìm/ Người sa lời nói, như chim sổ lồng.
- Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
- Lưỡi không xương trăm đường lắt léo.
- Một người nói ngang ba làng không nói lại
- Chuông kêu thử tiêng người ngoan thử lời.
Kết luận
“Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là bài học “ngàn vàng” mà chúng ta được nhận từ kho tàng văn học Việt Nam. Thế mới thấy, cha ông xưa có những bài học mà nhiều đời sau vẫn phù hợp. Qua câu tục ngữ, mỗi người cũng hiểu hơn về các nói chuyện ứng xử sao cho phù hợp với mọi hoàn cảnh.