“Sinh lão bệnh tử” được hiểu như thế nào? Được biết đến là một triết lý nhân sinh của Phật giáo, sinh lão bệnh tử có ý nghĩa rất lớn với đời sống con người. Vậy hiểu 4 từ này như thế nào cho đúng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nguồn gốc, ỹ nghĩa của câu nói này.

Giải nghĩa câu “Sinh lão bệnh tử” là gì?
Sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc sống được dạy trong Phật giáo. Vậy hiểu như thế nào cho đúng triết lý này? Trước tiên, cùng tìm hiểu nguồn gốc của quan niệm này cũng như ý nghĩa từng từ trong câu.

Nguồn gốc câu nói “Sinh lão bệnh tử”
Người đưa ra quy luật sinh lão bệnh tử là Phật Thích Ca Mâu Ni và được nói trong cuốn sách Kinh Chuyển Pháp Luân thứ nhất. Nói về Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài từng là một vị thái tử hoàng gia nhưng lại từ bỏ ngôi vị để đến với phật giáo. Năm 35 tuổi, ngài giác ngộ và đưa ra 4 chân lý của cuộc sống đầu tiên: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Và “sinh lão bệnh tử” nằm ở khổ đế.
Khổ đế nói về các nỗi khổ của con người. Và sinh lão bệnh tử chính là một trong những nỗi khổ mà con người đều trải qua, không ai tránh được.
Ý nghĩa từng từ trong “Sinh – lão – bệnh – tử”
Bốn từ sinh – lão – bệnh – tử mang bốn nghĩa khác nhau. Và chúng tạo thành một vòng quy luật cuộc sống mà bất kỳ ai cũng trải qua trong cuộc đời của mình.
- Sinh: Sinh nghĩa là khởi đầu, bắt đầu. Đây là lúc con người bắt đầu một cuộc đời mới, sự sống mới. Không chỉ có con người, vạn vật trên cuộc sống đều bắt đầu với chữ “sinh”. Sinh mang đến sự tốt đẹp, tươi mới, khát khao một cuộc đời tươi đẹp, hạnh phúc, bình an.
- Lão: Lão là già. Lão là khi mọi thứ trở nên già mua, cỗi cằn. Lúc này, cơ thể không còn được khỏe mạnh, nhanh nhẹ khi lúc mới sinh hay còn trẻ. Lão là giai đoạn thứ hai sau sinh sau khi đã trải qua một khoảng thời gian dài sống và phát triển của vạn vật.
- Bệnh: Ai lão rồi cũng sẽ bệnh. Đây là ý chỉ thời kỳ cơ thể chịu các nỗi đau, sự giày vò từ ốm đau, suy kiệt sức khỏe. Bệnh mang đến cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Một cơ thể không khỏe thì không thể nào có một tinh thần vui vẻ, phấn chấn.
- Tử: Tử là kết thúc, chấm hết. Khi tử là kết thúc một vòng đời. Tử là hết, lúc này mọi lão, bệnh đều không còn là điều đáng để quan tâm. Mọi thứ đã kết thúc và hoàn thành một vòng đời. Như ý nói, con người khi chết là đã hoàn thành cuộc sống ở “cõi tạm”.
Như vậy, ý của “sinh lão bệnh tử” là một vòng đời mà con người hay vạn vật đều trải qua. Vòng đời này bắt đầu với “sinh” đầy sự sống và kết thúc bằng “tử” đại diện cho dấu chấm hết. Đây là một tiến trình của tự nhiên, của tạo hóa mà không có một ai, một điều gì có thể thay đổi hay trốn tránh nó.
Sinh lão bệnh tử có đáng sợ không?
Nhiều người nghe đến “tử” thường sợ. Nhưng sự thật lời phật dạy có đúng như vậy hay không?

Theo các giáo lý của Phật giáo thì sinh lão bệnh tử là một vòng tròn của tự nhiên, lặp đi lặp lại và không có hồi kết. Hiểu đơn giản rằng, “chết” không phải là chấm hết. Khi “tử” chỉ là kết thúc sự sống ở một kiếp này và sẽ tiếp tục “sinh” ở một vòng luân hồi khác. Lão và bệnh cũng sẽ thay đổi ở từng kiếp khác nhau, tùy vào “nghiệp chướng” của mỗi người như thế nào.
Cũng theo đạo phật, sự “tái sinh” ở kiếp sau không giống như ở kiếp trước. Kiếp sau thành gì còn tùy thuộc rất nhiều vào “phúc” và “nghiệp” mà tiền kiếp đã gieo nên. Vì thế, chữ “tử” trong câu “sinh lão bệnh tử” sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn chứ không đáng sợ, nặng nề như nhiều người thường nghĩ.
Tuy vậy, “sinh lão bậnh tử” không phải là “mê tín dị đoan”. Đây là bài học về vòng đời theo Phật giáo, là lời dạy để mỗi người hiểu được ý nghĩa của từng giai đoạn cuộc sống con người để sống có ích hơn.
Ý nghĩa cuộc sống trọn vẹn với quy luật luân hồi
Hiểu được ý nghĩa của câu “sinh lão bệnh tử” chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn.

- Luôn trân trọng cuộc sống hiện tại. Khi đã hiểu được ý nghĩa của câu nói trên thì việc trân trọng cuộc sống là điều vô cùng dễ hiểu. Trân trọng và biết ơn những ngày được sống vui, khỏe, yên bình của mình. Hãy sống sao cho trọn vẹn từng ngày và không có gì để hối tiếc.
- Sống không sợ hãi, chống cự. Vì “lão” và “tử” là quy luật thì đừng sợ hãi và trốn tránh điều đó. Nó chỉ làm cho bạn mệt mỏi và luôn lo lắng. Hãy đón nhận mọi thứ nhẹ nhàng thì cuộc sống của bạn cũng sẽ nhẹ nhàng.
- Hãy chăm sóc sức khỏe và tinh thần. Để có một thời kỳ “sinh” khỏe và trải qua “lão”, “bệnh” nhẹ nhàng thì hãy luôn chăm sóc sức khỏe của bản thân mình. Ăn uống khoa học, thể dục thể thao, tập suy nghĩ tích cực, thiền tĩnh tâm… đây đều là những cách để bạn có một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Lời kết
Lời dạy “sinh lão bệnh tử” khi hiểu đúng sẽ giúp cho banj cảm thấy cuộc sống trở nên an yên và nhẹ nhàng hơn. Hãy sống trọn vẹn, sống ý nghĩa, sống hết mình để dù ở thời điểm nào bạn cũng đón nhận mọi thứ thật an yên.