“Tham thì thâm” – Lời cảnh báo cho những kẻ tham lam

Thành ngữ “Tham thì thâm” mang đến bài học gì cho chúng ta? Câu thành ngữ ngắn gọi nhưng ẩn chứa những bài học đắt giá dành cho con người như thế nào? Nếu bạn muốn hiểu rõ ý nghĩa của câu nói thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

"Tham thì thâm" - Lời cảnh báo cho những kẻ tham lam
“Tham thì thâm” – Lời cảnh báo cho những kẻ tham lam

Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Tham thì thâm”

Thành ngữ “Tham thì thâm” là câu nói quen thuộc đối với bất kỳ người Việt Nam nào. Nó xuất hiện ở nhiều khía cạnh trong đời sống hằng ngày một cách gần gũi. Vậy, ý nghĩa của câu nói này là gì? Cùng tìm hiểu ngay!

“Tham” hay “tham lam” chỉ sợ ham muốn, mong cầu, đòi hỏi một cách thái quá, không biết  điểm dừng. Tham ở đây là một tính cách xấu, nó làm cho con người bị biến chất và không giữ được sự tôn nghiêm của bản thân mình.

“Thâm” có thể hiểu là hậu quả, kết quả sau một sự việc nào nó. “Thâm” có ý nói về hậu quả nặng nề, không tốt. Nó còn được hiểu là sự “trả giá”, đầy đau đắt cho những hành động, việc làm quá đáng đã diễn ra trước đó.

“Tham thì thâm” là câu thành ngữ nói về hệ quả của những kẻ tham lam trong cuộc sống. Sự tham lam, hám lợi quá đà bất chấp tất cả, muốn dành được những thứ không thuộc về mình sẽ mang lại những hậu quả đau đớn, bất hạnh trong tương lai. Đây chính là cái kết cay đắng, nhục nhã nhưng xứng đáng với những hành vi bất chấp để trực lợi cá nhân, bỏ qua cả luân thường đạo lý, pháp luật.

Câu thành ngữ là sự phê phán và lên án mạnh mẽ thói ham danh hám lợi của con người. Đừng vì một chút lợi ích mà bất chấp và bỏ qua pháp luật hay đạo lý. Chắc chắn những kẻ như vậy sẽ nhận phải quả báo thích đáng với việc làm của mình.

Giải thích ý nghĩa thành ngữ "Tham thì thâm" 
Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Tham thì thâm”

Bài học từ thành ngữ “Tham thì thâm”

Tham lam là một đức tính, hành vi xấu của con người. Đòi hỏi và có gắng chiếm được những thứ không thuộc về mình, ngoài khả năng bản thân khiến cho chúng ta mất đi nhiều điều tốt đẹp sau đó. Người tham lam thì khó lòng có được những mối quan hệ tốt đẹp, khó được mọi người giúp đỡ. Câu thành ngữ “tham thì thâm” vừa lên án thói hư này, vừa mang lại những lời khuyên, bài học đắt giá:

Lòng tham vô đáy sẽ để lại hậu quả đắt giá

Có rất nhiều minh chứng cho việc tham lam “vô đáy” để lại những hậu quả không đáng có trong tương lai. Những thứ không thuộc về mình thì có cố gắng cách nào cũng không phải của mình. Ngược lại, việc bất chấp mọi thứ để có được điều mình muốn sẽ khiến chúng ta phải trả giá bằng nhiều thứ tốt đẹp hơn. Đó có thể là sức khỏe, là tài chính hay thậm chí là cả sự tự do, hạnh phúc của bản thân và gia đình.

Lòng tham vô đáy sẽ để lại hậu quả đắt giá 
Lòng tham vô đáy sẽ để lại hậu quả đắt giá

Sống biết thế nào là đủ

“Đủ” có nhiều cách hiểu khác nhau. Mỗi người sẽ có những khái niệm “đủ” khác nhau. Nhưng là con người, để tránh sa đoạ vào những việc tham lam ngoài sức mình thì bản thân phải biết thế nào là đủ. Điều này mang lại cho chúng ta cảm giác cân bằng trong cuộc sống, giúp con người bỏ được  cả tham – sân – si.

Không bất chấp để đạt được mục tiêu

Mỗi người đều có những mục tiêu riêng của mình trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, bạn không thể bất chấp làm những việc sai trái hay ảnh hưởng đến người khác. Điều này sẽ khiến cho dù đạt được thành tựu, chúng cũng không còn đáng trân trọng. Vì thế, không thể bất chấp và gạt bỏ mọi thứ xung quanh để chạm tới cái mình muốn.

Ca dao – Tục ngữ phê phán, bài trừ lòng tham

Để răn dạy con cháu sau này và để lại bài học cho đời sau, cha ông ta để lại kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Và để lên án sự tham lam, dưới đây là các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nổi tiếng:

Ca dao - Tục ngữ phê phán, bài trừ lòng tham
Ca dao – Tục ngữ phê phán, bài trừ lòng tham
  • Được voi đòi tiên.
  • Con rô cũng tiếc, con diếc cũng muốn.
  • Uống nước không chừa cặn
  • Sống tham chết thối.
  • Tham sáu đồng lãi mất năm mươi tư đồng vốn.
  • Ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt.
  • Ăn mày đòi xôi gấc.
  • Tham thực cực thân.
  • Tham bát bỏ mâm.
  • Lòng tham không đáy.
  • Muốn ăn gắp bỏ cho người.
  • Ăn ngập mặt ngập mũi.
  • Tham vàng phụ nghĩa ai ơi/ Vàng thì tiêu hết, nghĩa đời còn nguyên.
  • Chim tham ăn sa vào lưới/ Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu.
  • Tham vàng bỏ đống gạch đầy/ Vàng thì ăn hết gạch xây nên thành.

Có thể nói, người xưa có những lời dạy vô cùng ý nghĩa và thâm sâu. Chỉ từ những hình ảnh, từ ngữ đơn giản, mỗi câu ca là một bài học làm người. Thế mới thấy, việc tham lam, hám lợi chưa bao giờ được tôn trọng. Nhớ những bài học này mà chúng ta cần sống cho liêm khiết, đúng với đời.

Kết luận

Tham thì thâm” nhắc nhở chúng ta hãy biết thế nào là đúng, là đủ; đừng để lòng tham chi phối. Cuộc sống là sự trải nghiệm và phấn đấu mỗi ngày, đừng để vì một chút tham lam vội vã mà đánh mất những giá trị tốt đẹp. Qua đây, cũng thấy rằng cha ông ta luôn hướng con cháu đến những điều có ích, hướng con người ta đến với chân – thiện – mĩ.

Lên đầu trang