Cuộc sống có rất nhiều điều không như ý muốn sẽ đến với chúng ta. Và khi gặp phải những chuyện đó, “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” sẽ được nghe nhiều nhất. Vậy ý nghĩa của câu thành ngữ này là gì? Cùng đi phân tích nội dung, bài học của nó qua bài viết dưới đây.

Đi tìm điển tích “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng”
Nói về điển tích câu thành ngữ “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” ta nhớ đến câu “Lương dược khổ khẩy, trung ngôn nghịch nhĩ” của Trung Quốc xưa kia. Và chuyện kể về nguồn gốc câu thành ngữ này như sau:
Năm 207 trước công nguyên, Lưu Bang dẫn đầu quân khởi nghĩa để đổ nhà Tần. Sau khi chiếm Hàm Dương, Lưu Bang vào bên trong cung điện để quan sát thì thấy các tòa nhà lộng lẫy và báu vật khắp nơi. Bất cứ nơi nào ông đi qua, mỹ nữ đều bước ra cúi chào. Vì thấy thú vị nên ông quyết định sống ở đây một thời gian để hưởng thụ.
Nghe tin này, Phàn Khoái – tướng dưới quyền Lưu Bang đưa ra lời can ngăn nhưng không được tin theo. Trương Lương – quân sư của Lưu Bang cũng đến khuyên giải. Ông nói: “Lời khuyên tốt nghe không êm tai nhưng có ích cho người nghe. Giống như thuốc tốt có vịn đăng nhưng hiệu quả cho người bệnh”. Và từ đó, câu “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” được truyền tai và lưu truyền đến nay.

Giải thích thành ngữ “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng”
Hiểu câu thành ngữ “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” như thế nào? Đầu tiên, hãy cùng phân tích ý nghĩa ẩn chứa trong hai vế câu thành ngữ trước khi hiểu về nội dung của nó.
Hiểu “Thuốc đắng giã tật” là gì?
“Thuốc đắng giã tật” là gì? Trước đây, thuốc thường được bốc bằng các vị thảo mộc trộn vào với nhau, sắc nước và uống. Vì thế, có những bài thuốc không hề dễ sử dụng, đắng chát và vô cùng khó uống. “Giã tật” ở đây ý nói khỏi bệnh.
Người xưa thường quan điểm rằng, thuốc càng đắng thì càng nhanh khỏi bệnh. Nó như một lời động viên đến người ốm để chịu khó uống thuốc cho mau khỏi. Và nó dường như trở nên quen thuộc cho đến tận ngày nay.
Hiểu “Sự thật mất lòng” là gì?
“Sự thật mất lòng” vì sao? “Sự thật” là những lời nói, câu chuyện có thật, nói thẳng, không vòng vo. Và khi nghe những lời nói như vậy thường người nghe sẽ cảm thấy không mấy vui vẻ, hài lòng nếu như điều đó nói lên sự sai trái của mình.
Nếu nói sự thật, rất dễ gây mất lòng người đối diện. Họ thường cho rằng, nói như vậy là không tôn trọng người nghe, cố tình chỉ ra lỗi sai của họ. Nhưng “sự thật” thì chỉ có một và “mất lòng trước để được lòng sau”. Việc nhìn vào đúng những lỗi lầm đó là cách tốt nhất để con người nhìn ra lỗi sai của mình và sửa chữa nó.
Ý nghĩa của “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng”
Mượn hình ảnh “thuốc đắng”, câu thành ngữ “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” có ý nghĩa: Bất kể “sự thật” nào cũng sẽ có sự khó nghe, không nịnh hót như nhiều người muốn. Nhưng đã là “sự thật” thì cũng giống như “thuốc đắng” để có thể chữa bệnh. Khi biết được sự thật, chúng ta mới biết được đâu là đúng, đâu là sai, cái gì tốt, cái gì không tốt. Việc làm phật lòng do nói thẳng, nói thật là điều khó tránh khỏi, nhưng đó là vì tốt cho ta. Điều này cần được thấu hiểu và thông cảm.
Từ ý nghĩa này, câu thành ngữ khuyên mỗi người đừng vì sĩ diện, tự ái bản thân mà trốn tránh đi “sự thật”. Hãy chấp nhận và nhìn thẳng vào nó để thay đổi tích cực, sửa sai khi còn có thể. Đừng vì vài ba lời nịnh hót mà chối bỏ sự thật. Người khen ta chưa chắc đã là người tốt với ta nhất. Những người thực sự tốt với ra sẽ luôn nghiêm khắc nhìn và nói ra lỗi sai của ta để thay đổi và sữa chữa nó tốt hơn chứ không phải tìm cách lấp liễm, bỏ qua.

Bài học dành cho cuộc sống sau câu thành ngữ
Mỗi câu thành ngữ, tục ngữ đều mang trong nó một bài học triết lý sâu sắc. “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” cũng vậy.
- Hay chấp nhận sự thật dù nó không “tốt đẹp”. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và không phải điều gì cũng “màu hồng”. Có những chuyện, dù không muốn nhưng đã là “sự thật” thì sẽ luôn đúng đắn. Việc biết chấp nhận những điều chưa tốt của mình một cách trực diện, thẳng thắng sẽ giúp cho bản thân trưởng thành, hoàn thiện hơn.
- Cảnh giác với những lời “mật ngọt”. Có câu “mật ngọt giết ruồi” nên hãy cảnh giác với những lời nói ngọt ngào, nịnh nọt xung quanh mình. Không ai tự dưng đi nịnh hót một cách vô điều kiện cả. Nó có thể đang che giấu một điều nào đó hoặc chỉ để lợi dụng mà chúng ta không hề biết. Hãy thẳng thắn với mọi người, mọi vấn đề để tránh “sa bẫy” của người xấu.
- Luôn sống thẳng thắn, bộc trực. Đây là một lối sống tốt để chúng ta luôn biết được vị trí của mình ở đâu, mình là ai. Đừng vì lợi ích cá nhân mà luồn cúi, bỏ qua lẻ phải để đi nịnh bợ người khác dù biết đó là việc làm sai. Biết đối diện với “sự thật” một cách thẳng thắn là cách tốt nhất để chúng ta hoàn thiện năng lực của mình và được mọi người tôn trọng, kính nể.

Thành ngữ, tục ngữ về sự thật và sự chính trực
Có hàng loạt thành ngữ, tục ngữ hay danh ngôn đồng nghĩa với “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” mà bạn có thể biết:
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Ăn ngay nói phải.
- Ăn ngay ở thẳng, chẳng sợ mất lòng.
- Người gian thì sợ người ngay/ Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Cây ngay bóng thẳng, câu cong bóng vẹo.
- Lời thật mất lòng.
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Nói sòng khó nghe.
- Dây thằng mất lòng cây gỗ cong.
- Sự thật che sự bóng.
- Thẳng như ruột ngựa.

Kết luận
Câu thành ngữ “Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng” đã được giải thích chi tiết ở bài viết này. Mong rằng, bạn đã hiểu được ý nghĩa và bài học mà cha ông ta muốn để lại. Hãy luôn tin tưởng vào “sự thật” dù đôi khi nó không được dễ nghe cho lắm. Hãy luôn đối mặt với lời góp chân thành của mọi người để hoàn thiện mình hơn.