Lo bò trắng răng – Ý nghĩa của thành ngữ

Thành ngữ “Lo bò trắng răng” vốn chẳng còn xa lạ đối với đời sống nhân dân Việt Nam. Nó được sử dụng để chỉ những người hay lo lắng chuyện nhỏ nhặt, không đáng để tâm.

Lo bò trắng răng
Lo bò trắng răng – Ý nghĩa của thành ngữ

Ý nghĩa của thành ngữ Lo bò trắng răng

Cách nói đậm chất dân gian ấy được hình thành dựa trên một thực tế rằng răng loài bò bao giờ cũng trắng. Điều này tượng trưng cho các sự thật hiển nhiên, không cần phải bận tâm hay suy nghĩ.

Bên cạnh đó, “Lo bò trắng răng” còn được người xưa giải thích theo một cách khác. Trong đó, từ “trắng” nghĩa là mất trắng, hàm ý lo lắng bò không có răng.

Dù ở cách lý giải nào thì ý nghĩa của thành ngữ vẫn không thay đổi. Nó ám chỉ những người hay căng thẳng, lo âu quá mức trước các chuyện vụn vặt.

Thành ngữ Lo bò trắng răng và tác phẩm Cổng trường mở ra

Tình mẫu tử là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn, hun đúc nên các áng văn dạt dào cảm xúc. Với tác phẩm Cổng trường mở ra, Lý Lan đã mang đến cho độc giả những trang nhật ký cảm động mà mẹ viết tặng con trước ngày đầu tiên đi học.

Bằng tài năng cùng sự quan sát nhạy bén, Lý Lan khắc họa một cách chân thật những mảnh cảm xúc trong lòng các nhân vật vào đêm trước buổi lễ khai giảng. Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, người mẹ vẫn chẳng thể ngừng trăn trở và hồi hộp, mường tượng về giây phút con chính thức bước ra khỏi vòng tay mình.

“Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được.” – Cổng trường mở ra

Tâm trạng lắng lo ấy của bà cũng giống như ý nghĩa câu thành ngữ ” bò trắng răng”. Nó xuất phát từ sự săn sóc cùng tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho đứa con thơ.

Hơn nữa, tác phẩm còn đề cao vai trò của giáo dục đối với đời sống cũng như tương lai con trẻ. Nó là công cụ để khám phá chân trời mới, tìm được lý tưởng sống đúng đắn.

Nỗi trăn trở đậm nét lo bò trắng răng ở Trong lòng mẹ

Nguyên Hồng được biết đến với danh xưng “nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. Ngòi bút của ông thấm đẫm tình yêu thương cùng sự cảm thông đối với các mảnh đời bất hạnh.

Trong lòng mẹ là một trong số tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn học ấy của ông, được trích từ hồi ký Những ngày thơ ấu. Bằng lời văn và giọng điệu da diết, Nguyên Hồng đã thể hiện tình cảm sâu sắc đối với người mẹ dấu yêu.

Trong lòng mẹ, nhà văn đã sử dụng hàng loạt từ ngữ giàu chất gợi tả để khắc họa nội tâm cậu bé Hồng. Tâm hồn bé thơ ấy luôn và nhớ nhung hình bóng người đang vất vả làm ăn nơi phương xa.

Dù chịu đựng không ít lời miệt thị và khinh thường từ bà cô cay nghiệt, bé Hồng vẫn luôn tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của mẹ mình. Bà chính là động lực sống, giúp nhân vật ấy vượt qua những tháng ngày cô đơn nơi quê nhà.

Vào khoảnh khắc nhìn thấy hình bóng ai đó thấp thoáng trên xe kéo, một cuộc xung đột, mâu thuẫn đã diễn ra trong nội tâm bé Hồng. Trái tim nhỏ bé e sợ mình nhận sai người, trở thành trò cười cho đám bạn.

“Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè.” – Trong lòng mẹ

Tâm trạng thổn thức đậm chất “lo bò trắng răng” ấy đã thể hiện sự yêu thương và nhung nhớ sâu sắc mà bé Hồng dành cho mẹ mình. Nó là minh chứng tiêu biểu khẳng định sức mạnh của tình mẫu tử, vượt lên trên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.

Lo bò mất trăng và tình cảm cao thượng của người cha trong Lão Hạc

Lão Hạc là một trong các truyện ngắn nổi bật nhất thuộc dòng văn học hiện thực, được Nam Cao chấp bút vào năm 1943. Tác phẩm đã phơi bày trần trụi bức tranh làng quê Việt Nam xác xơ, tiêu điều trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời khẳng định sức mạnh thiêng liêng của tình phụ tử.

Vì quá nghèo khổ, Lão Hạc đã đau lòng mà bán đi cậu Vàng, chú chó ông xem như con cháu trong nhà. Đâu chỉ dừng lại ở đó, nhân vật tội nghiệp ấy còn phải sống lay lắt qua ngày, không dám đụng đến mảnh đất để dành cho con trai cưới vợ.

Lòng tự trọng cùng tình thương của người cha đã đẩy lão Hạc rơi vào những dòng suy nghĩ miên man về tình cảnh hiện tại. Ông không muốn làm phiền hàng xóm làng giếng xung quanh cũng như khiến cho con trai mình phải tiếp tục một cuộc đời nghèo khổ.

Sự nghĩ suy “lo bò mất răng” ấy khiến cho nhân vật trở nên đẹp đẽ hơn giữa hiện thực tàn khốc. Dù có phải chịu đựng khổ đau, thậm chí đánh đổi cả mạng sống, lão Hạc vẫn một lòng gìn giữ những phẩm chất ngời sáng nơi tâm hồn mình.

Lên đầu trang