Nhắc đến nhà văn Chu Lai chúng ta sẽ nhớ ngay đến một nhà văn thủy chung với đề tài chiến tranh và người lính. Suốt một đời ông luôn trăn trở kiếm tìm lại những mảnh dư tàn của thời chiến đã qua trong những tác phẩm của mình.

Chân dung nhà văn Chu Lai
Chân dung nhà văn Chu Lai

Nhưng dù viết về thời chiến hay thời bình, trong các tác phẩm của Chu Lai luôn ẩn hiện dáng hình của quá khứ, những tháng ngày oanh liệt mà dân tộc đã đi qua.

Đôi nét về chặng đường đời và sự nghiệp cầm bút của nhà văn Chu Lai

Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai. Ông sinh vào tháng 2 năm 1946, tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Vậy nhưng suốt những năm dài tuổi thơ và cho đến tận bây giờ ông luôn gắn bó với mảnh đất Hà Nội.

Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi, người đã mất ở tuổi 102. Sống trọn một thế kỷ, ông là nhân chứng quan trọng cho những thăng trầm, biến cố của đất nước và nhà văn Chu Lai chính là người tiếp nối cha ông.

Chân dung nhà văn Chu Lai
Chân dung nhà văn Chu Lai

Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Do vậy ngoài tư cách là một nhà văn, ông còn mang quân hàm Đại tá.

Xuất thân ông là một chiến sĩ đặc công được luyện rèn qua khói lửa chiến tranh cùng với cảm hứng lãng mạn cách mạng, nhà văn Chu Lai đã viết nên những tác phẩm đồ sộ về chiến tranh và người lính.

Tiểu thuyết chính là thể loại giúp cho Chu Lai khẳng định được tài năng và phong cách của mình. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã từng nhận xét về ông:

 “Chu Lai là một đầu bếp khéo tay, vẫn nguyên liệu thịt thôi nhưng nhà văn có thể chế biến ra nhiều món ngon. Mỗi tác phẩm một bút pháp, rất uyển chuyển và linh hoạt, cuốn hút người đọc”.

Các tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề, thể hiện cuộc sống của con người, nhưng trọng tâm nhất vẫn là người lính ở cả hai giai đoạn trong chiến đấu và khi chiến tranh đã qua đi. 

Nhà văn Chu Lai từng là một Đại tá trong Quân đội
Nhà văn Chu Lai từng là một Đại tá trong Quân đội

Ở đó có người tốt, kẻ xấu. Có người thất bại, có kẻ thành công, có người cao cả, kẻ thấp hèn và còn có cả những nhân vật tha hóa– những con người không đủ bản lĩnh đối chọi với sự cám dỗ hay thực tế đời sống nên dễ dàng sa ngã.

Những con người này xuất hiện và len lỏi khắp nơi, cả trong chiến tranh và cuộc sống thời bình, khiến cho tác phẩm của ông trải qua bao nhiêu thời gian nhưng vẫn in đậm dấu ấn hiện thực.

Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai
Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn Chu Lai

Với hai tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãngNắng đồng bằng, nhà văn Chu Lai đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Đây cũng là hai cuốn tiểu thuyết để đời trong sự nghiệp của ông.

Nhà văn Chu Lai đã suốt đời miệt mài bên những trang viết cất lên bằng tình yêu 

Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên một nhà văn xuất sắc viết về chiến tranh Việt Nam. Hàng chục tác phẩm của nhà văn Chu Lai ra đời đã được rất nhiều độc giả đón nhận.

Những trang văn chính là nơi nhà văn neo đậu tâm hồn mình.

“Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người thì tôi còn tạo nhịp điệu cho trái tim của mình”

Phần lớn các cuộc chiến đấu ở vùng ven Sài Gòn ấy ác liệt đến nỗi chưa kịp yêu thì bản thân đã chết hoặc nửa kia đã giã từ trần thế rồi. 

 “Tình yêu mỗi thời một khác nhưng bao giờ cũng có một mẫu số chung. Cũng giống như lòng yêu nước của chúng tôi ngày xưa là vượt Trường Sơn còn lòng yêu nước của tuổi trẻ bây giờ sẽ khác nhưng mẫu số chung vẫn là như vậy”

Khúc bi tráng cuối cùng là cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoặt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Chu Lai tại buổi giới thiệu sách Mưa đỏ
Nhà văn Chu Lai tại buổi giới thiệu sách Mưa đỏ

Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cùng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyến đối nghịch nhau.

Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và từ đó những mối quan hệ bạn bè, cha– con, nam– nữ đã tự bộc lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn.

Nhà văn Chu Lai và những cuộc du hành thời gian trở về dĩ vãng một thời đạn bom oanh liệt của dân tộc

Sau khúc khải hoàn khi Sài Gòn được giải phóng, đại đội trưởng lính đặc công mang tên Chu Lai đã ba mươi tuổi, đó cũng là lúc ông nhận ra định mệnh của cuộc đời mình sẽ gắn liền với những trang viết. 

Tác phẩm Ba lần và một lần của nhà văn Chu Lai
Tác phẩm Ba lần và một lần của nhà văn đã phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu của người lính

Nguồn cảm hứng đầu tiên nảy nở trong hồn văn của ông chính là đề tài về người lính và những tàn tích còn lại của chiến tranh. Ông hiểu rõ rằng chiến tranh đã cướp đi của dân tộc những gì và nó đã để lại những hậu quả tàn khốc gì.

Khúc bi tráng cuối cùng là cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoặt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam.

Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cùng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyến đối nghịch nhau.

Tác phẩm Phố của ông
Tác phẩm Phố do NXB Văn học phát hành

Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và từ đó những mối quan hệ bạn bè, cha – con, nam – nữ đã tự bộc lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn.

“Xét cho đến cùng, tôi viết cái gì thì viết, đằng sau bao giờ cũng là nền chiến tranh. Chiến tranh đối với tôi là nhân danh một người lính, là tận cùng của sự trần trụi nhưng bên cạnh đấy là sự lãng mạn”

Một thời khói lửa bom đạn của dân tộc được ông phác họa vào trong những trang viết của mình vô cùng sinh động. Mọi hình ảnh về cuộc chiến được kể lại từ một nhân chứng sống là nhà văn Chu Lai nên nó trở nên chân thật hơn bao giờ hết.

Nhà văn Chu Lai và trái tim yêu thương con người
Nhà văn Chu Lai và trái tim hướng về con người

Đề tài và thế giới nhân vật của ông không quá đa dạng nhưng đổi lại tất cả đều độc đáo và in đậm chất riêng của nhà văn Chu Lai. Trong bất cứ tác phẩm nào ta cũng nhận thấy được điểm mới lạ ấy.

Khi ông viết về chiến tranh, những câu chuyện hiện lên có thể là niềm vui, niềm hạnh phúc của người lính khi được đi theo lý tưởng, được chiến đấu vì quê hương. Đôi khi là những chặng đường hành quân, chiến đấu gian khổ nhưng quân dân ta luôn nặng nghĩa nặng tình.

“Càng khai thác đề tài chiến tranh càng phải khẳng định một điều rằng, nếu không có sự lãng mạn trong chiến tranh thì cuộc chiến tranh sẽ thất bại – yếu tố quan trọng nhất là sự lãng mạn trong tâm hồn của người lính”

Vậy nhưng đến cuối cùng, ấn tượng nhất vẫn là những câu chuyện về mất mát và hi sinh. Đó là vết thương đau đớn nhất mà chiến tranh để lại, là cái giá quá đắt phải trả cho hòa bình.

Tác phẩm Nắng đồng bằng giống như một khúc trường ca bi tráng về đề tài người lính

Nắng Đồng Bằng là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh với những câu chuyện và những phận người đầy gai góc.

Người lính trong Nắng Đồng Bằng không chỉ biết đấu tranh, giành giật sự sống trước bom đạn, trước kẻ thù mà cũng có những suy tư, tính toán thiệt hơn nhưng cuối cùng họ vượt qua tất cả để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Chính Chu Lai từng bộc bạch: 

“Cuộc đời có thể xô đẩy người lính, quăng quật người lính nhưng người lính vẫn bật lại để sống xứng đáng với màu xanh áo lính”

Là một người lính, sẵn sàng gắn bó cuộc đời mình với kháng chiến, thế nên nhà văn có viết bất cứ điều gì thì những câu chuyện của ông đều xoay quanh cách mạng, chiến tranh. 

Bộ những cuốn sách đề tài người lính của nhà văn
Bộ những cuốn sách đề tài người lính của nhà văn Chu Lai trong đó có tác phẩm Nắng đồng bằng

Theo nhà văn Chu Lai, nếu viết tiểu thuyết về chiến tranh mà chỉ nhắm vào sự trần trụi, người đọc sẽ khó tiếp nhận. Vì thế nên hầu hết những tác phẩm của ông luôn đặt bối cảnh trận mạc bên cạnh sự lãng mạn của tình yêu. 

“Anh hùng là người sợ chết nhất nhưng vượt qua được cái sợ chết sẽ là anh hùng. Cũng bởi lẽ, những người lính gan dạ nhất cũng có những lúc yếu đuối mượn một trận pháo để tự thương tự sát, để được về Hà Nội nhìn thấy mẹ thấy cha một lần.”

Trong từng trang văn của Chu Lai là một bản hùng ca bi tráng về quá khứ vàng son của dân tộc. Nhưng sâu thẳm còn là tiếng khóc thầm của một nhà văn suốt cuộc đời nặng tình với những năm tháng thương đau mà dân tộc đã đi qua.

Đến với những tác phẩm của nhà văn Chu Lai, chúng ta không chỉ được bước vào một thế giới khác mà còn được lùi vài bước trước hiện tại hôm nay. Để nhìn lại những dấu chân mòn cha anh ta đã đi qua, để thấy được quá khứ oai hùng và biết được những bài học nhân sinh sâu sắc để sống có ích sau này.

Nguyễn Quân