Nguyễn Du là một tài năng thế kỷ của văn chương, ông đã tự kiến tạo nên thế giới nghệ thuật riêng trong các tác phẩm của mình, bằng sự tài hoa và tấm lòng nhân đạo, đại thi hào đã để lại cho hậu thế vô vàn những thi phẩm trác tuyệt.

Sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan, cuộc đời Nguyễn Du đi qua không biết bao nhiêu sóng gió nhưng chính nhờ những truân chuyên ấy đã hun đúc nên một tấm lòng nhân đạo chủ nghĩa lớn và tạo ra kiệt tác Truyện Kiều danh lưu bốn phía, tiếng truyền muôn đời.

Nguyễn Du và tuổi thơ đầy mất mát đau thương trong gia đình quyền quý

Đại thi hào (tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên) sinh năm Ất Dậu tại làng Tiên Đình, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quý tộc nhiều đời làm quan lớn dưới triều vua Lê – chúa Trịnh và có truyền thống yêu thích văn chương, sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Du đã khởi nguồn từ truyền thống gia đình.

Nguyễn Du là viên ngọc quý của văn đàn việt Nam
Nguyễn Du là viên ngọc quý của văn đàn việt Nam

Thuở nhỏ, cha của ông là Nguyễn Nghiễm đã làm quan đến chức quan tể tướng, trong lần cùng Hoàng Nguyễn Phúc dẫn quân đi đánh chúa Nguyễn ở đàng Trong đã lâm vào trận bạo bệnh và từ trần trong lúc dưỡng thương ở quê nhà, khi ấy Nguyễn Du vừa lên chín tuổi.

Đến năm mười hai tuổi, thân mẫu của ông là bà Trần Thị Tần cũng qua đời, Nguyễn Du từ thuở nhỏ đã chịu cảnh mồ côi cha mẹ và phải sống chung với người anh khác mẹ hơn ông 31 tuổi là Nguyễn Khản, đương là trấn thủ Sơn Tây.

Sau đó không lâu, anh của Nguyễn Du bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý và phải chịu giam cầm ở nhà Châu quận công, ông được người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tấn nhận nuôi và đến ở tại Sơn Nam Hạ.

Tuổi thơ của Nguyễn Du hầu như đều gắn liền với mất mát và đau thương, phải chứng kiến quá nhiều sự li biệt và cái chết của người thân đã phần nào ảnh hưởng sâu sắc đến ông cũng như đời thơ sau này.

Mười năm gió bụi đã tạc nên một đời văn vĩ đại

Được Đoàn Nguyễn Tấn nuôi ăn học, Nguyễn Du đã đỗ Tú tài trong kì thi Hương ở Sơn Nam năm Quý Mão rồi lấy Đoàn Thị Huệ, con gái quan Ngự Sử Đoàn Nguyễn Thục làm vợ và mở ra những năm tháng lưu lạc đầy sóng gió nơi đất Bắc.

Mười năm gió bụi đã hun đúc nên một tài năng thế kỷ
Mười năm gió bụi đã hun đúc nên một tài năng thế kỷ

Nguyễn Du gọi mười năm đó là thập tải phong trần (mười năm gió bụi), chính những năm tháng này đã làm nên tấm lòng nhân đạo chủ nghĩa lớn của nhà thơ để đến muôn đời sau khi đọc lại những áng thơ của đại thi hào, người ta vẫn luôn cảm nhận được như có máu nhỏ trên ngọn bút, nước mắt sa trên tờ giấy.

Sống trong cảnh lang bạt nơi xứ lạ trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề, Nguyễn Du cũng từng nhiều lần trầm mặc chua xót cho cuộc đời chính mình chưa làm nên công danh đã rơi vào ngõ cụt và thầm xót xa cho thảm kịch mà gia đình ông phải gánh chịu.

“Mười năm trọn quê người nấn ná
Nương quê người tóc đã điểm sương.”

– U cư

Trong mười năm lưu lạc ở quê vợ ấy, Nguyễn Du sống gần gũi với nhân dân và thấm thía bao nỗi cơ cực mà tầng lớp bình dân thấp cổ bé họng phải chịu đựng thời bấy giờ.

Ông thấu cảm cho bao nỗi ấm lạnh của nhiều mảnh đời bất hạnh và chính những nỗi niềm ấy đã để lại trong tâm hồn đại thi hào những luồng sáng quý giá của tư tưởng sâu sắc.

Về sau, nhờ mười năm gió bụi này mà Nguyễn Du đã cho ra đời không ít danh tác cảm động lòng người như Long thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh ký hay Văn tế thập đại chúng sinh.

Tấm lòng cao cả của Nguyễn Du đã làm nên những kiệt tác để đời
Tấm lòng cao cả của Nguyễn Du đã làm nên những kiệt tác để đời

Mỗi tác phẩm của ông đều hướng về một thân phận bất hạnh nào đó, chính những nỗi thấu cảm mà đại thi hào dành cho con người đã hun đúc nên một tài năng của thế kỷ.

Nỗi trăn trở lớn nhất của đại thi hào

Ở thi phẩm Độc Tiểu Thanh ký, sau nỗi thấu cảm mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh sống cách ông ba thế kỷ dưới thời nhà Minh, đại thi hào đã tự vấn lòng mình rằng liệu sau ba trăm năm lẻ nữa liệu người đời có ai sẽ nhớ và thương cho nỗi đau của Nguyễn Du như ông đã từng thương cho Tiểu Thanh hay không.

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như.”

– Độc Tiểu Thanh ký

Sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan, cuộc đời Nguyễn Du đi qua không biết bao thương hải tang điền nhưng đâu mới thực sự là nỗi đau lớn nhất cuộc đời ông?

Đó là đau thương khi gặp cảnh gia đình ly tán, nỗi cảm thông day dứt với những kiếp người bất hạnh không chốn dung thân hay điều gì khác đã khiến đại thi hào phải trăn trở cả đời vẫn là một ẩn số ít ai biết đến.

Người xưa quan niệm: Tôi trung không thờ hai chúa, một quan thần trung quân ái quốc sẽ không thờ hai vua nhưng Nguyễn Du lại làm quan hai triều, trước là quan dưới nhà Lê, sau là quan của nhà Nguyễn.

Thể xác Nguyễn Du nằm lại với đất nhưng linh hồn ông sống mãi trong lòng người
Thể xác Nguyễn Du nằm lại với đất nhưng linh hồn ông vẫn sống mãi trong lòng người

Dù ở triều đại nào ông cũng làm quan lớn và cống hiến rất nhiều cho nước nhà nhưng điều này vẫn luôn là nỗi trăn trở day dứt trong lòng Nguyễn Du, đó là một niềm đau với chí làm trai của người nam nhi lúc đương thời.

Gia tộc của ông cả sáu đời đều làm quan dưới triều vua Lê – chúa Trịnh, cha Nguyễn Du từng phò chúa Trịnh Doãn lên ngôi và mang quân đánh dẹp đất Bắc, với những chiến công hiển hách trải dài gần nghìn năm ấy của dòng tộc họ Nguyễn, dân gian đã lưu truyền lại bằng đôi câu thơ:

“Bao giờ Ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, nhà này hết quan.”

Tuy nhiên, Ngàn Hống cây vẫn xanh, sông Rum nước vẫn chảy mà nhà họ Nguyễn đã đến ngày suy vong, Nguyễn Du sức hèn không làm nên chuyện lớn cứ thế nhìn gia tộc sụp đổ và từng người thân ngã xuống trong thảm kịch của chiến tranh.

Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập nên nhà Tây Sơn, ông đã có ý định chiêu mộ nhân tài nhà Lê về làm quan với mục đích hàn gắn những nứt vỡ của hai miền từ trăm năm nay.

Tuy nhiên xã hội đương đời đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của Nho Giáo, vì thế những người tài của nhà Lê hoặc lui về ở ẩn hoặc liều mình trung hưng triều xưa.

Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều lưu danh thiên cổ
Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều lưu danh thiên cổ

Đối với Nguyễn Du, ông lựa chọn cách đầu tiên, không màng thế sự khói lửa và cuộc đua tranh của những thế lực phong kiến, nhà thơ lui về ở ẩn và phó mặc cho số phận chỉ định tương lai đời mình.

“Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Để xem con tạo xoay vần đến đâu.”

– Truyện Kiều

Tuy nhiên, cuối cùng nhân tài như Nguyễn Du cũng không thoát khỏi tầm mắt của Gia Long Nguyễn Ánh, nhà vua từng nhiều lần cho người mời ông về làm quan song đều bị từ chối, tuy nhiên không vì thế nhà Nguyễn mất đi kiên nhẫn, chỉ khi Nguyễn Du chấp nhận thì Gia Long mới cho dừng việc chiêu mộ.

Dưới triều nhà Nguyễn, đại thi hào thăng quan tiến chức nhanh như diều gặp gió và từng nhiều lần được cử đi sứ sang nhà Thanh song trong lòng Nguyễn Du vẫn luôn chấp niệm nhà Lê và sáu đời quan huy hoàng của gia tộc mình.

Chính điều này đã trở thành nỗi day dứt đeo bám ông suốt cuộc đời, cũng vì vậy mà khiến cho vua Nguyễn không hoàn toàn tin tưởng Nguyễn Du hay nói đúng hơn là Gia Long chưa bao giờ tín nhiệm tuyệt đối với các sĩ phu Bắc Hà vẫn luôn sục sôi trong lòng ý niệm trung hưng triều cũ.

Đại thi hào Nguyễn Du và cuộc đời lắm nỗi truân chuyên sóng gió
Đại thi hào Nguyễn Du và cuộc đời lắm nỗi truân chuyên sóng gió

Dù trong lòng luôn chấp nhất với triều Lê nhưng Nguyễn Du vẫn hoàn thành đúng sứ mệnh của một quân thần nhà Nguyễn, tên tuổi của ông gắn liền với vô số công lao hiển hách đã giúp cho nước nhà này một phát triển. 

Ngoài tài văn chương thi phú thì những cống hiến cũng là điểm sáng nổi bật giúp Nguyễn Du trở thành Danh nhân văn hóa thế giới.

Vì luôn sống với nỗi trăn trở khôn nguôi không người giãi bày ấy mà Nguyễn Du chưa bao giờ ngừng hy vọng sẽ có người hiểu ông, hậu thế ba trăm năm sau sẽ thấu cảm cho kiếp người tài hoa của Nguyễn Du như đại thi hào đã từng cảm thông cho Tiểu Thanh.

Không cần đến ba thế kỷ sau cũng đã có rất nhiều thi sĩ hiện đại nói riêng và nhân dân nói chung thương xót ông, họ luôn thấu cảm cho kiếp người tài hoa nhưng lại bị trời xanh lưu đày đến cùng đường tuyệt lộ và phải chịu những nỗi đau không ai hiểu thấu.

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”

– Tố Hữu

Nguyễn Du là người tài nhưng lại phải sống cả đời trong đau thương do những số phận mang lại, chính vì vậy mà tài hoa bạc mệnh đã trở thành đề tài chủ chốt trong thi ca của ông, đại thi hào thương người và cũng tự thương cho chính cuộc đời mình.

Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều lưu danh thiên cổ

Gắn liền với tên tuổi của đại thi hào lúc đương thời là danh tác Đoạn Trường Tân Thanh, đó là tiếng kêu thanh tân về một nỗi đau xé lòng của những phận người bạc mệnh còn vang vọng đến hậu thế trăm năm sau dưới cái tên Truyện Kiều.

Đại thi hào được công nhận là danh nhân văn hóa thế giời
Nguyễn Du được công nhận là danh nhân văn hóa thế giời

Tác phẩm bằng giá trị nhân văn sâu sắc đã vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và trở thành bản trường ca đi cùng năm tháng, đến thời điểm hiện tại, Truyện Kiều vẫn neo đậu vững chắc trong lòng hàng triệu người độc bởi sức sống mãnh liệt lay động hồn người.

Mặc dù vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh nội dung của tác phẩm song khi bàn về nghệ thuật của Truyện Kiều, không ai có thể đưa ra lời chê trách nào bởi những thủ pháp, ngôn ngữ và giọng điệu mà Nguyễn Du sử dụng trong thi phẩm đã đạt đến trình độ mà hầu như không ai với tới.

“Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”.

– Hoài Thanh

Kiệt tác Truyện Kiều là ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương Việt Nam, không chỉ ở nội dung nhân đạo mà còn là nghệ thuật đỉnh cao không tài năng nào đuổi kịp.

Nhà thơ là ngôi sáng sáng trên bầu trời văn chương Việt nam
Nguyễn Du là ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương Việt nam

Thi phẩm là tấm gương lớn đặt giữa xã hội đương thời để người đọc soi vào đó mà thấy được một xã hội suy đồi về đạo đức, hủ lậu trong nhân tính và đồng tiền xoay tròn trên lương tâm con người như thế nào, cũng chính từ sự suy thoái ấy mà biết bao phận người đã bị đẩy vào cùng đường tuyệt lộ.

Truyện Kiều là một tiếng kêu than, một ước mơ về công lý và cũng là một cái nhìn bế tắc mà Nguyễn Du giành cho số phận của những nhân vật trong truyện cũng như cho chính cuộc đời mình.

Ngoài Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng để lại cho đời sau không ít tác phẩm hay, điển hình như các tập thơ cả chữ Hán lẫn Nôm là Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm và rất nhiều thi phẩm khác.

Tài năng của Nguyễn Du đã tạc vào lòng thế kỷ văn chương một dấu ấn không bao giờ phai nhạt, bằng tấm lòng nhân đạo cao cả và sự tài hoa của mình, đại thi hào đã đưa đất nước hóa thành văn.

Diệu Uyển