Willem Dafoe là một nam nghệ sĩ có hai quốc tịch Mỹ, Ý sinh năm 1955, lĩnh vực hoạt động chính của Dafoe là diễn viên điện ảnh, diễn viên lồng tiếng và là diễn viên kịch.
Mặc dù bắt đầu hoạt động như một diễn viên từ năm 1979 nhưng mãi đến năm 2002, Willem Dafoe mới được khán giả Việt Nam biết đến rộng rãi qua vai diễn Norman Osborn/Green Goblin của chuỗi phim Spider Man (2002-2007)
Cả đời cống hiến cho sự nghiệp, Willem Dafoe được biết đến như một người có giọng nói lanh lảnh khác biệt và ông đã sưu tập được hơn 80 giải thưởng lớn nhỏ khác nhau.
Có thể đề cập đến những điểm sáng nhất trong những thành tựu của ông là bốn giải Oscar và ba giải Quả Cầu Vàng, được biết Willem Dafoe thường xuyên hợp tác với các nhà làm phim nổi tiếng như Paul Schrader, Abel Ferrara, Lars von Trier và Wes Anderson.
Những năm đầu sự nghiệp của chàng trai trẻ đam mê diễn xuất
Willem Dafoe tên thật là William James Dafoe, ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Appleton, bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Ông là người con thứ sáu trong gia đình tám người con, người cha William Alfred Dafoe là bác sĩ còn mẹ ông, bà Muriel Isabel là y tá.
Từ thuở nhỏ, Willem đã không có nhiều thời gian tiếp xúc với cha mẹ, trong một buổi phỏng vấn ông đã chia sẻ rằng:
“Tôi chủ yếu được nuôi dưỡng bởi năm người chị gái của mình vì ba tôi là bác sĩ phẫu thuật, mẹ tôi là y tá, họ chủ yếu làm việc cùng nhau và công việc trong bệnh viện thì liên miên nên tôi không có cơ hội gặp họ nhiều.” – Willem
Ngoài ra, Willem Dafoe còn mang trong mình dòng máu của bốn chủng tộc gồm Đức, Ai-len, Scotland và Mỹ. Cái tên Willem thực ra là phiên bản William của tiếng Hà Lan và đây cũng là biệt danh ông được bạn bè nhắc đến thời cấp ba.
Sau khi tốt nghiệp trung học, chàng trai trẻ Willem bắt đầu ghi danh vào lớp nghiên cứu kịch của trường đại học Wisconsin-Milwaukee thế nhưng chỉ một năm rưỡi sau đó, anh bỏ ngang việc học và tham gia vào công ty sân khấu Theatre X.
Tại Theatre X, Willem đã dành bốn năm đời mình để trau dồi kiến thức, trong đó có hai năm anh đi lưu diễn khắp đất Mỹ và châu Âu. Sau khi rời sân khấu năm 1977, Willem đã chuyển đến New York để tìm nhiều cơ hội mới hơn.
Không lâu sau khi đến thành phố mới, Willem Dafoe gặp được diễn viên kiêm đạo diễn Elizabeth LeCompte, họ sớm trở thành một cặp và có một người con được đặt tên là Jack Dafoe vào năm 1982.
Willem và Elizabeth đều có chung một tham vọng sân khấu lớn lao, cuối thập niên 70 họ là một trong những thành viên nòng cốt xây dựng sân khấu Wooster Group và sân khấu này về sau trở thành đứa con tinh thần của Willem Dafoe.
Mặc dù ông đạt được rất nhiều thành công riêng trong lĩnh vực nghệ thuật của mình nhưng mãi đến 28 năm sau Dafoe mới dừng hoạt động sân khấu, thời điểm đó là năm 2005. Được biết một năm trước đó, ông và Elizabeth cũng chia tay.
Năm 1979 là năm đầu tiên Dafoe chuyển từ diễn viên kịch sang diễn viên màn ảnh, phim đầu tiên ông tham gia là Heaven’s Gate (1980).
Thế nhưng Willem lại bị sa thải lúc đang quay giữa chừng vì một lý do mà ông không tiện chia sẻ, điều này khiến ông không nhận được bất kỳ tiền công nào sau ba tháng đóng góp.
Phải đến hai năm sau, Willem Dafoe mới có được một vai diễn màn ảnh đàng hoàng, ông trở thành thủ lĩnh của một câu lạc bộ xe máy xã hội đen trong bộ phim truyền hình The Loveless (1982).
Được biết đây cũng là vai diễn đầu tiên của ông trong cương vị người dẫn dắt, điều này khiến ông nhận được nhiều tín nhiệm hơn và có thêm một số vị trí phụ nữa trong vài năm tiếp theo, những vị trí này đa số là nhân vật phản diện.
Mãi đến năm 1985, Willem Dafoe mới có thêm danh tiếng và mang về cho mình vai chính đầu tiên nhờ sự xuất sắc trong phim To Live And Die In LA (1985).
Một năm sau đó, ông được đề cử giải Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn người lính giống với Chúa Kitô trong bộ phim Platoon (1986) của đạo diễn Oliver Stone.
Willem đã tiếp tục chứng minh tài diễn xuất linh hoạt của mình qua hai vai diễn vào năm 1988, đầu tiên là người lính FBI phải đấu tranh quyền dân chủ trong Mississiping Burning và thứ hai là Chúa Jesus trong bộ phim The Last Temptation Of Christ của đạo diễn Martin Scorsese, vốn gây nhiều tranh cãi.
Có thể nói, bước đầu sự nghiệp diễn xuất của Willem Dafoe không mấy thuận lợi nhưng với lòng kiên trì và đam mê diễn xuất bất tận, ông đã thành công và chinh phục được đông đảo khán giả lẫn nhà sản xuất thời bấy giờ.
Willem Dafoe và mười năm dài miệt mài cống hiến
Sau năm 1988, Willem vẫn tiếp tục đóng vai phụ của một số phim nhưng ông không quá tập trung mà dành nhiều thời gian cho việc kinh doanh riêng.
Năm 1990, Willem xuất hiện trong bộ phim hài kịch Cry Baby của đạo diễn John Waters, đây cũng là lần thứ hai anh đóng chung với nam tài tử Johnny Depp sau phim Platoon (1982). Trong phim, Willem Dafoe vào vai người cai ngục chuyên giảng về những giá trị sống cho nhân vật chính.
Cùng năm, Willem cũng có lần đầu tiên hợp tác với Johnny Cage trong bộ phim Wild at Heart(1990) của đạo diễn David Lynch. Trong phim, ông vào vai Bobby, một tên cướp ngân hàng đồng phạm với nhân vật chính.
Cũng chính tên Bobby này là kẻ phản bội lại Nicolas, được biết tạo hình của tên nhân vật này là một người rất xấu xa nên Willem Dafoe đã phải đeo răng giả, hóa trang để trông như bị gãy mũi và để râu như những mũi đinh.
Vào thời ấy, nhà phê bình phim Owen Gleiberman nổi tiếng của tờ báo nổi tiếng Entertainment Weekly có nhận định về Willem rằng:
“Dafoe là một người rất có tài, đặc biệt qua nhân vật Bobby, anh đã chứng minh được mình là một bậc thầy của những vai diễn phản diện”
Năm 1993, Willem Dafoe đã có cơ hội được hợp tác với “nữ hoàng nhạc Pop” thời bấy giờ là Madonna, hai người đã cùng tham gia bộ phim kinh dị tình ái Body of Evidence.
Trong phim, Dafoe vào vai một anh chàng luật sư bào chữa cho một kẻ nghi phạm giết người được thể hiện bởi Madonna và hai người họ đã có tình cảm với nhau.
Năm 1994, ông đóng vai một nhà thơ trẻ người Mỹ tên TS Eliot trong bộ phim tiểu sử Tom & Viv, hai năm sau đó là bộ phim The English Patient (1996).
Năm 1997, Willem trở lại với một vai phản diện trong bộ phim về đua xe mang tên Speed II: Cruise Control.
Năm 1998 ông chỉ tham gia vào một bộ phim New Rose Hotel và đã có cơ hội hợp tác với một trong những diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ là Christopher Walken, người được đông đảo khán giả Mỹ biết đến với vai diễn Nikanor “Nick” Chevotarevich trong The Deer Hunter (1978).
Một năm sau đó, trong phim The Boondock Saints (1999) Willem Dafoe nhận vai chính là một đặc vụ FBI tên Paul Smecker, người cực kỳ thông minh nhưng lại đồng tính.
The Boondock Saints nhận được khá nhiều lời nhận xét từ giới phê bình, một số nói rằng phim quá bạo lực và thiếu chiều sâu, tuy nhiên vẫn có những lời khen cho nhân vật của Willem. Cuối cùng, phim vẫn được xếp vào hàng phim kinh điển của làng điện ảnh Mỹ.
Giải Oscar thứ hai và bước ngoặt trong sự nghiệp của Willem Dafoe
Năm 2000, Willem Dafoe lại một lần nữa thắng giải Nam phụ xuất sắc nhất của Oscar, ông đã xuất sắc hoàn thành vai Max Schreck trong Shadow of the Vampire, một bộ phim nói về bá tước ma cà rồng Max Schreck và bộ phim kinh dị Nosferatu của hắn.
Sở hữu màn diễn xuất tuyệt vời và mang đến thành công to lớn cho bộ phim, ông không những đạt giải Oscar mà còn đạt được 11 vinh danh lớn khác cho vai diễn này của mình.
Trong số đó, có thể kể đến những thành tựu nổi bật như Best Actor của Fantasporto’s International Fantasy Film Award hay Best Supporting Actor của Quả Cầu Vàng.
Cùng năm, Willem Dafoe cũng góp mặt trong hai bộ phim khác, trong đó có American Psycho (2000) là bộ phim ông hợp tác với “người dơi” Christian Bale.
Năm 2001, Willem được đảm nhận cả hai vai chính đều là giáo sĩ của phim Pavilion of Women và Edges of the Lord.
Một năm sau đó, Willem đã có một bước ngoặt khác trong sự nghiệp diễn xuất của mình, ông vào vai kẻ phản diện “yêu tinh xanh” trong bộ phim siêu anh hùng Spider Man (2002).
Được biết, Spider Man vào năm 2002 và cả hai phần phim sau là một cơn sốt lớn của thế giới tại thời điểm ra mắt, vai diễn Norman Osborn một phần mang hình ảnh của Willem Dafoe đến với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhờ vào vai diễn này, ông đã nhận được giải Best Supporting Actor của New York Film Critics Circle và Best Villian, Best Fight của MTV Movie & TV Awards.
Willem cũng tham gia lồng tiếng cho một nhân vật trong chuỗi phim Finding Nemo (2003-2016), trong phim ông hóa thân thành Gill, một ông cá thù lù giúp đỡ Nemo đoàn tụ với cha mình.
Những năm sau đó, Willem Dafoe vẫn tiếp tục tham gia vào những bộ phim khác với vai trò chủ yếu là nhân vật phụ hoặc nhân vật dẫn. Năm 2007, ông vào vai một đạo diễn bị phá đám trong bộ phim hài Anh Quốc là Mr. Bean’s Holiday.
Năm 2009, ông tham gia lồng tiếng cho một vai phản diện trong bộ phim Fantastic Mr. Fox, trong phim Willem là chú chuột tâm thần độc ác Rat (The Roller).
Cùng năm, Willem Dafoe cũng vào vai là một thợ săn ma cà rồng trong Daybreakers, một bộ phim được nhận xét khá là thành công của anh em đạo diễn Spierig.
Vươn tầm thế giới và hai giải Oscar liên tiếp trong thời gian ngắn
Có thể thấy, Willem Dafoe ở giai đoạn từ những năm 2010 đã là một diễn viên có tiếng trên toàn thế giới, điều ấy được chứng minh qua những bộ phim quốc tế mà ông tham gia.
Bộ phim kinh dị The Hunter (2011) của Úc là một ví dụ, trong phim ông hóa thân thành một người lính truy đuổi một con hổ Tashima độc ác.
Ngoài ra, Willem còn tham gia như là vai trò chính của chuỗi phim Đan Mạch Nymphomaniac (2013), phim nói về một kẻ bệnh hoạn bị ám ảnh tột cùng về tình dục.
Năm 2012, Willem Dafoe đã tham gia vào bom tấn Disney John Carter, chưa đầy hai năm sau đó ông cũng góp mặt vào bộ phim hành động gây sốt trên toàn thế giới là John Wick(2014).
Năm 2016, Willem và Nicolas Cage đã có cơ hội được hợp tác với nhau lần thứ hai ở bộ phim Dog Eat Dog, đây cũng là lần thứ sáu ông hợp tác với đạo diễn Paul Schrader.
Một năm sau, Willem Dafoe đã có một màn diễn xuất hoàn hảo trong bộ phim The Florida Project (2017) của đạo diễn Sean Baker, nội dung phim chủ yếu nói về một người mẹ nổi loạn và đứa con 6 tuổi của bà ấy.
The Florida Project và Willem đã được khán giả khắp thế giới dành tặng một sự hoan nghênh to lớn. Trong vai một quản lý của nhà nghỉ Kissimmee ở Florida, Willem đã được Ann Hornaday của tờ The Washington Post nhận xét rằng:
“Đây có lẽ là màn thể hiện gây ấn tượng nhất của Dafoe trong những năm gần đây, thông qua vai diễn ngắn ngủi ông đã tạo ra một thế giới bình đẳng, không bị đánh giá, đồng thời thể hiện xuất sắc giá trị của hy vọng và sự quan tâm trong cuộc sống.” – Ann Hornaday
Willem Dafoe đã giành được giải Oscar thứ ba cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, cũng như các đề cử khác tại Quả Cầu Vàng, SAG Awards và BAFTA Awards.
Cùng năm 2017, Willem cũng tham gia vào lồng tiếng cho nhân vật giả tưởng Ryuk của bộ phim Death Note, Ryuk là một thần chết xấu xa và giọng nói của hắn đã gây ra sự sợ hãi cho khán giả.
Không lâu sau đó, Willem cũng góp mặt trong bộ phim trinh thám đình đám Murder on the Orient Express (2017) và bộ phim siêu anh hùng Aquaman (2018).
Giữa năm 2018, Willem Dafoe hóa thân thành nhân vật Vincent van Gogh trong phim At Eternity’s Gate. Nhờ vào vai diễn này, ông lại một lần nữa được nhận giải Oscar trong sự nghiệp của mình ở hạng mục Diễn viên chính xuất sắc nhất.
Không chỉ nhận được giải Oscar cho vai diễn Vincent Van Gogh, Willem cũng được ưu ái đề cử các giải thưởng khác như diễn viên chính xuất sắc nhất của Volpi Cup. Diễn xuất của ông đã thu hút các nhà phê bình phim, phóng viên Peter Keough của tờ Boston Globe có một nhận xét thế này:
“Willem có thể là diễn viên giỏi nhất ở việc thể hiện nội tâm cực đoan sâu sắc của nhân vật Vincent”
Năm 2019, ông có một vai phụ trong phim Motherless Brooklyn của Edward Norton, nơi ông đóng vai người em tội nghiệp bị bạo hành của nhà phát triển Moses Randolph.
Cùng năm đó, Willem đóng vai một người giữ ngọn hải đăng trên một hòn đảo bị bão cuốn đi trong bộ phim tâm lý kinh dị The Lighthouse cũng của nhà đạo diễn cùng tên.
Phim đã được công chiếu lần đầu trên toàn thế giới tại Liên hoan phim Cannes, nơi bộ phim và màn trình diễn của Dafoe nhận được rất nhiều đánh giá tích cực. Phóng viên Owen Gleiberman của tờ Variety đã nhận xét:
“Cả hai diễn viên chính đều làm tròn nhiệm vụ của mình, nhưng nếu xét về mặt sức ảnh hưởng của nhân vật đến với khán giả, có lẽ Willem Dafoe đã có màn trình diễn có phần ấn tượng hơn nhiều”
Có thể nói Willem Dafoe là diễn viên có phong độ ổn định và đứng trên thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp của mình rất lâu, khác với những người khác nổi danh sớm rồi mau chóng nhạt nhòa.
Châm ngôn sống và cuộc đời riêng tư của Willem Dafoe
Ông có được ngày hôm nay một phần nhờ vào tài diễn xuất tuyệt vời, phần còn lại cũng nhờ vào niềm đam mê và sự cố gắng không ngừng nghỉ.
Khi được hỏi về điều gì khiến ông có được những màn hóa thân xuất thần cũng như động lực nào giúp ông gặt hái được những thành tựu trong sự nghiệp của mình, Willem đã trả lời:
“Tôi chỉ đơn giản là đặt mục tiêu cho mỗi lần tôi làm việc, rằng tôi sẽ tiếp nhận mọi thứ như là lần đầu – với tâm trí của người mới vào nghề và tình yêu thuần khiết của kẻ nghiệp dư”
Sở hữu một tâm thế như là lần đầu đóng phim có lẽ là điều đã luôn thúc đẩy Willem hoàn thành vai diễn của mình một cách trọn vẹn nhất, ngoài ra ông còn phát biểu:
“Đôi lúc, bạn phải đánh mất bản thân của mình để khám phá ra những điều mới mẻ và giới hạn cao hơn của bản thân”
Sau 27 năm chung sống với người tình đầu, Willem tiếp tục “đi bước nữa” với đạo diễn kiêm diễn viên người Ý Giada Colagrande đầu năm 2005, chỉ sau một năm tìm hiểu kể từ khi hai người gặp nhau lần đầu ở Rome.
Được biết Willem Dafoe là người theo chế độ ăn kiêng, ông không bao giờ ăn thịt bởi vì “những trang trại động vật chính là nguyên nhân của sự tàn phá trái đất”. Ngoài ra, để giữ được thân hình dẻo dai ở tuổi 65, Willem còn luyện tập Yoga mỗi ngày.
Đuợc nhận định là một trong những diễn viên khó đoán nhất, mọi người luôn bất ngờ ở những sản phẩm do ông thể hiện. Ông dường như say sưa trong sự tự do sáng tạo, điều này đã mang cho Willem suy nghĩ rằng việc trở thành một ngôi sao sẽ hay và thú vị hơn là những chuyên gia trong lĩnh vực khác.
“Tôi không muốn trở thành Harrison Ford … ông ta không thể làm được những điều mà tôi có thể làm” – Willem
Năm 2020 này, Willem đã xác nhận sẽ trở lại trong bộ phim The Last Thing He Want, đây là bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên.
Sở hữu một phong độ làm việc vững vàng, Willem Dafoe sẽ không chỉ mang đến những bất ngờ trong bộ phim sắp tới này mà chắc chắn sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành công ở những bộ phim khác trong tương lai.
Ngọc Đức
Bài viết cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất