Ra mắt toàn thế giới năm 1951, Bắt trẻ đồng xanh đã tạo nên một tiếng vang lớn trong giới phê bình văn học không chỉ bởi cốt truyện hấp dẫn mà còn nằm ở giọng văn táo bạo, bóc mẽ trần trụi từng lớp suy nghĩ của những thanh niên thời bấy giờ.

Ảnh đại diện Bắt trẻ đồng xanh
Bắt trẻ đồng xanh là câu chuyện dành cho sự bốc đồng, ngông cuồng của người trẻ, là lời phê phán một xã hội đầy tính đạo đức giả và đồng thời cũng là niềm khát khao cháy bỏng, mãnh liệt của những giấc mơ, hoài bão cùng những khát vọng.

Bắt trẻ đồng xanh và cái nhìn mới lạ về mặt tối còn lại của thế giới

Bắt trẻ đồng xanh được xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, là tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của nhà văn J.D.Salinger. Cuốn sách được kể xuyên suốt bằng ngôi thứ nhất của nhân vật chính Holden Caufield về những tháng ngày sau khi cậu chàng bị đuổi tại trường dự bị đại học danh giá Pencey.

Bắt trẻ đồng xanh nổi tiếng vì ngôn từ mới lạ, mang đến cho người đọc một cảm giác bứt phá mà trước đây vẫn chưa một cuốn sách nào mang lại. Nhưng Bắt trẻ đồng xanh nổi tiếng cũng một phần vì nó nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều.

“Ván bài, láo toét, cũng còn tùy chứ, nếu bạn ở bên những kẻ may mắn thì cho đời là một ván bài cũng được đi. Tôi công nhận. Nhưng nếu bạn ở phía kia, phía không có kẻ nào may mắn thì có gì là ván bài đâu ? Không ván bài gì ráo. Đời nào.”

Rất nhiều trường học ở Mỹ đã kiểm duyệt vô cùng gắt gao và thậm chí cắt bỏ một số phần do không phù hợp với môi trường sư phạm mặc cho đó là những điểm nổi bật rất đặc trưng và tạo nên chất riêng của Bắt trẻ đồng xanh.

Tuy nhiên, sức hút của những triết lý đậm chất thực tế đã vượt qua mọi rào cản và Bắt trẻ đồng xanh vẫn được sử dụng để giảng dạy rộng rãi tại các trường trung học, đồng thời cũng được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Ảnh sách Bắt trẻ đồng xanh
Holden Caufield, cậu trai với tâm lí chán chường với thế giới cũng từ đó mà trở thành biểu tượng cho sự nổi loạn và thách thức của các thanh thiếu niên thời bấy giờ.

“Dấu hiệu của người chưa trưởng thành là, họ muốn chết một cách cao thượng vì một sự nghiệp, trong khi dấu hiệu của người trưởng thành là, họ muốn sống một cách khiêm nhường vì một sự nghiệp.”

Đối tượng mà Bắt trẻ đồng xanh hướng đến chủ yếu là người trưởng thành, vì trong sách có sử dụng rất nhiều ngôn từ tục tĩu và tâm lí bất mãn đối với xã hội của những người trẻ. Nhưng với giọng văn khôi hài, không hoa mĩ, cầu kì đã chiếm được phần lớn cảm tình độc giả.

Hơn ba trăm trang truyện nhưng Holden Caufield chỉ xoay quanh cuộc đời cậu chàng vào lúc đã thôi học, những chuyến đi, tán dóc và huyên thuyên về suy nghĩ bất cần đời của mình. Ở cái tuổi nửa trưởng thanh, nửa trẻ con, Holden Caufield mang trong đầu một lăng kính nhìn mọi vấn đề rất khác người.

Tranh minh họa Holden Caufield
Tranh minh họa Holden Caufield

Dường như Holden Caufield chả thích gì, cậu ghét tất cả mọi thứ. Từ cái ngôi trường danh giá cho đến lũ người mà cậu ta cho rằng họ chỉ đang ra vẻ bộ tịch mà thôi.

“Tôi luôn nói “Gặp anh tôi vui lắm” với người tôi chẳng thấy vui vẻ gì khi gặp gỡ. Thế nhưng, nếu như bạn còn muốn sống, bạn phải nói mấy câu vớ vẩn như thế.”

Đương nhiên khi phải sống trong sự giằng xé và đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực đó, Holden Caufield cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tất cả những gì cậu muốn làm chính là rũ bỏ hết tất cả mọi thứ và đi.

Bỏ qua những nấc đo và bị ràng buộc bởi hàng tá quy định của trường học. Ta đi để tìm kiếm mình, đi để biết mình là ai, đi để thấu hiểu bản thân mình. Nhưng trong chúng ta, mấy ai có đủ can đảm như Holden Caufiled của Bắt trẻ đồng xanh.

“Nếu bạn làm một điều gì đó quá tốt, rồi sau đó, sau tất cả, nếu bạn không nhìn theo nó, bạn bắt đầu phô trương. Và sau đó thì bạn không còn tốt nhiều như trước nữa.”

Holden Caufield tượng trưng cho một tâm hồn tự do, phóng khoáng của chính những người trẻ. Cậu là một lời tuyên ngôn rất mực đanh thép đối với những quy luật gò bó của xã hội hiện nay, rằng những nguyên tắc ấy dù có ngăn cản ta đến mực nào thì tâm hồn ta vẫn tự do, vẫn sống.

Bắt trẻ đồng xanh xoáy sâu vào thực trạng nước Mỹ thời đó. Một xã hội giả tạo, ai cũng giả tạo và nếu bạn muốn tồn tại trong xã hội ấy, bạn cũng phải ra vẻ giả tạo.

Và cá tính kỳ quặc của J.D.Salinger 

J.D.Salinger tên thật là Jerome David Salinger (1919 – 2010), nhà văn người Mỹ và nổi tiếng từ tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh. Ông cũng được biết đến rộng rãi nhờ lối sống khép kín của mình.

Tác giả J.D.Salinger
J.D.Salinger

Sau Bắt trẻ đồng xanh, lượng tác phẩm của ông thưa thớt dần. Chỉ có một tập truyện ngắn và hai cuốn tiểu thuyết. Sở dĩ ông sáng tác ít như vậy vì bản thân ông là người rất trầm tính và không muốn thu hút quá nhiều sự chú ý của truyền thông.

“Cuộc sống là một trò chơi, cậu bé ạ. Cuộc sống là một trò chơi mà mỗi người đều phải tuân thủ luật chơi của nó.”

Ông chấm dứt sự nghiệp văn chương của mình vào năm 1965 và qua đời vì tuổi già.
Bắt trẻ đồng xanh có lẽ là một điểm sáng rực rỡ trong cuộc đời của ông vì ở đó, ông đã bộc lộ tư duy của chính mình thông qua nhân vật Holden Caufield về tuổi trẻ ở xã hội đương thời. 

“Rất rất nhiều người đã từng bất an về phương diện đạo đức và tâm hồn hệt như bạn lúc này. Hạnh phúc thay, có một vài người trong số họ đã ghi lại những điều phiền muộn của mình.”

Một Holden Caufield bất cần đời, một lối suy nghĩ tưởng chừng như chỉ tồn tại trên sách vở nhưng đâu đó, ta vẫn nhìn thấy chính mình dưới hình ảnh cậu nhóc xốc nổi, hay chửi thề và dễ mau nước mắt.

Hình ảnh Bắt trẻ đồng xanh

Thành công của Bắt trẻ đồng xanh nằm ở chỗ, nó đánh vào tâm lí của xã hội loài người, nơi mà rất nhiều kẻ vẫn chưa một lần thành thật với chính mình. Cuốn sách tựa một lời đồng cảm cho những ai chưa một lần thử bứt phá ra khỏi mọi lề thói. 

“Nếu bạn làm một điều gì đó quá tốt, rồi sau đó, sau tất cả, nếu bạn không nhìn theo nó, bạn bắt đầu phô trương. Và sau đó thì bạn không còn tốt nhiều như trước nữa.”

Nhiều người cho rằng Holden là một thằng nhóc lếu láo, hay chửi tục, vô đạo đức. Nhưng suy cho cùng, cậu chàng vẫn chỉ là đứa trẻ con mang nhiều suy tư non nớt, nhây thơ và trong sáng, với cái nhìn khác hơn so với mọi người.

Sách The catcher in the rye
Cậu thiếu niên ấy vẫn nuôi trong lòng những xúc cảm ấm áp, và một trái tim yêu thương với gia đình. Cậu cũng buồn bã, nhớ bạn bè và bất kì ai đi qua cuộc đời Holden.
Holden Caufield không hề vô tâm như những gì cậu kể. 

“Anh muốn được làm người canh giữ lũ trẻ trên cánh đồng lúa mạch. Anh biết, Phoebe ạ, đó là mơ tưởng điên khùng, ngu xuẩn nhưng thực sự anh muốn thế.”

Và hơn hết thảy, Holden vẫn có cho riêng cậu một giấc mơ. Giấc mơ về cánh đồng xanh bất tận, nơi cậu lánh xa được sự giả dối của thế giới.

Ở đó, cậu mới có thể được sống là chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất kì ai. Cậu sẽ bảo vệ cho những đứa nhỏ vui đùa khúc khích, và cùng bắt trẻ đồng xanh.

Không ai khác đi cả. Thứ duy nhất biến đổi chính là bạn.”

Nhưng vì tình yêu cho cô em gái bé nhỏ, Holden đã không chọn đeo đuổi giấc mơ ấy mà quyết định làm lại từ đầu. Chàng thiếu niên nhận ra rằng mình vẫn còn trách nhiệm trên vai.
Vì thế, cậu chọn ở lại.

Bắt trẻ đồng xanh như một đoá hoa nở rực rỡ của tuổi trẻ mà mỗi người chúng ta cần đọc để chiêm ngưỡng lấy một lần. Để nhận ra những giá trị cần thiết mà mình đã bỏ quên giữa bộn bề tấp nập.
Để biết mình cần gì cho cuộc đời trở nên ý nghĩa. 

Đông Nghi